Thành phố thông minh phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào? - VDigital
V D I

Thành phố thông minh phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

1. Thách thức trong việc xây dựng thành phố thông minh

Tiêu chuẩn thành phố thông minh

Trong thế kỷ 21, thuật ngữ “thành phố thông minh” không còn xa lạ với tất cả mọi người, nó hình thành từ tầm nhìn tương lai của các nhà quy hoạch và các Chính phủ trên toàn thế giới, biến những điều không tưởng trở thành hiện thực. Thành phố thông minh sử dụng Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để nâng cao chất lượng và hiệu suất của các dịch vụ đô thị như: năng lượng, giao thông và tiện ích nhằm giảm mức tiêu thụ tài nguyên, lãng phí và chi phí tổng thể. Tuy nhiên, con đường để xây dựng một thành phố thông minh toàn diện còn nhiều thách thức, đặc biệt là khi chưa có bộ tiêu chuẩn thành phố thông minh chính quy. Ngoài ra còn một số thách thức khác đã được VDI tổng hợp như: 

      1. Tích hợp công nghệ và cơ sở hạ tầng: Tích hợp các công nghệ tiên tiến vào cơ sở hạ tầng đô thị hiện có là một trong những khó khăn lớn nhất. Các thành phố phải nâng cấp cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các thiết bị IoT (Internet of Things), Internet tốc độ cao và trung tâm dữ liệu. Quá trình tích hợp này đòi hỏi một khoản đầu tư lớn và đặt ra những thách thức về hậu cần, đặc biệt là ở các thành phố cũ với cơ sở hạ tầng lạc hậu.

      1. Quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu: Trái tim của thành phố thông minh là dữ liệu. Khi các thành phố ngày càng số hóa thì mối lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu và an ninh bảo mật trở lên đặc biệt quan trọng. Với số lượng dữ liệu lớn thì việc bảo vệ thông tin khỏi các tin tặc là một việc làm khó nhằn, đòi hỏi các giao thức bảo mật mạnh mẽ và giám sát liên tục.

      1. Nguồn vốn và đầu tư: Xây dựng một thành phố thông minh đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn và ổn định. Dù là nguồn vốn từ trung ương hay các nhà đầu tư thì các nhà quản trị thành phố thông minh phải đảm bảo lợi ích lâu dài và ROI (Lợi tức đầu tư) của khoản đầu tư đó.

      1. Sự chấp nhận và nhận thức của công chúng: Mục đích cuối cùng của thành phố thông minh là để phục vụ người dân, vì thế sự thành công của dự án sẽ phụ thuộc vào sự chấp thuận của công chúng. Tuy nhiên, người dân còn nhiều lo ngại về quyền riêng tư, nguy cơ mất việc làm do máy móc và những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày. Để người dân có thể ủng hộ thì các chính phủ phải tuyên truyền giúp người dân hiểu được lợi ích của thành phố thông minh. 

        1. Các vấn đề về quản trị và chính sách: Hiện nay các chính sách, quy định của pháp luật cho các hoạt động thành phố thông minh chưa rõ ràng nên khi thực hiện thường gặp các rào cản, gây tốn thời gian và nhạy cảm. 

      2. Vai trò của tiêu chuẩn 

      Tiêu chuẩn thành phố thông minh đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng và phát triển các đô thị hiện đại, hiệu quả và bền vững. Nó tạo ra khuôn khổ chung để đảm bảo tính đồng bộ, tương thích giữa các giải pháp thông minh, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Việc áp dụng các tiêu chuẩn này cũng giúp thu hút đầu tư, tạo môi trường minh bạch và an toàn cho các nhà đầu tư tham gia vào quá trình phát triển thành phố thông minh. Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển bền vững của các thành phố thông minh. 

      3. Thành phố thông minh phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

      Hiện tại, các đề án phát triển đô thị thông minh (ĐTTM) ở Việt Nam đều được xây dựng dựa trên các đặc điểm, đặt trưng của từng địa phương, điều này giúp cho các sáng kiến, giải pháp thông minh phù hợp và đạt hiệu quả tối ưu cho từng địa phương. Tuy nhiên, nếu chỉ xây dựng ĐTTM mà không dựa trên một bộ tiêu chuẩn chung nào thì rất khó để đánh giá là đô thị đó có thật sự hiệu quả hay không. Điều này sẽ làm cho các địa phương bối rối trong việc xác định chuẩn mực cụ thể cần đạt và lộ trình triển khai khi áp dụng. Ngoài ra còn rất dễ gây ra việc đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ,… dẫn tới lãng phí các nguồn lực. 

      Nhận thức được vấn đề này, các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế và trong khu vực như: ISO, ITU, IEC, CEN-CENELEC, CODEX… đều đang tích cực nghiên cứu và triển khai để đưa ra bộ tiêu chuẩn quốc tế về Thành phố thông minh. 

      ISO đã xây dựng các tiêu chuẩn tập trung vào việc định hình và phát triển bền vững cộng đồng, điều này giúp các chính quyền có các tiêu chí để đánh giá đô thị thông minh có đang hoạt động hiệu quả hay không. Một số tiêu chuẩn điển hình như:  ISO 37152, ISO 37120, ISO 37101, ISO/TR 37150, ISO 37102, ISO/TR 37121, ISO 37151,…

      Dựa trên tiêu chuẩn của ITU và phối hợp với 18 cơ quan của Liên hợp quốc, một bộ chỉ số hiệu suất chính đã được xây dựng để cung cấp cho các thành phố một cơ sở để đo lường tiến trình hướng tới mục tiêu các cộng đồng thông minh và bền vững hơn.

      Hay vào tháng 6/2013, IEC (Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế) đã thiết lập nhóm đánh giá hệ thống về thành phố thông minh. Các tiêu chuẩn của IEC xây dựng hầu hết đều thuộc về tự động hóa/quản lý/phân phối và bảo đảm an toàn năng lượng điện. 

      Ngoài ra còn có CEN/CENELEC và ETSI cũng đã thiết lập nhóm điều phối tiêu chuẩn hóa các thành phố và cộng đồng thông minh, bền vững.

      4. Kết Luận

      Thành phố thông minh phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào là một câu hỏi chưa có câu trả lời chính xác. Vì ở Việt Nam, các địa phương xây dựng đô thị thông minh chủ yếu mang tích cục bộ, chủ yếu dựa trên các nguồn lực có sẵn kết hợp với sự tham vấn của các đơn vị tư vấn. Các hoạt động hầu như chưa có sự phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng tiêu chuẩn như: Viện tiêu chuẩn, Vụ Tiêu chuẩn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nên các hình thức tiếp cận, hình thức thể hiện, tiêu chí và các chuẩn mực chưa có sự thống nhất. 

      Hiện có nhiều bộ tiêu chuẩn của quốc tế và khu vực nhưng không thể áp dụng trực tiếp vào việc xây dựng thành phố thông minh tại Việt Nam mà phải có sự điều chỉnh phù hợp với đặc thù từng địa phương. Khi có bộ tiêu chuẩn, các thành phố thông minh sẽ có sơ sở để tham chiếu về các chỉ số và đảm bảo được tính tương đồng với các đô thị trong khu vực và quốc tế nhưng vẫn phát huy được các điểm mạnh và ưu thế đặc trưng của từng địa phương.

      VDI là đơn vị cung cấp các dịch vụ về thành phố thông minh hàng đầu Việt Nam, với sứ mệnh xây dựng và phát triển các giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân và tối ưu hóa hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp. Đừng quên liên hệ với chúng tôi tại đây để được tư vấn miễn phí nhé. 

      >>>Xem thêm: 

      Mô hình thành phố thông minh – xu thế hạ tầng đô thị trong tương lai gần

      Thế nào là thành phố thông minh – lợi ích và phương thức hoạt động của smart city

      VDI Creator

      Cùng chuyên mục

      Yêu cầu tư vấn

      Vui lòng nhập đầy đủ thông tin để được hỗ trợ nhanh nhất

      Ứng tuyển