Cùng với xu thế tất yếu trong công cuộc chuyển đổi số trên toàn cầu, Việt Nam cũng là quốc gia nhiệt tình hưởng ứng quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi ngóc ngách và lĩnh vực trong cuộc sống. Không thể phủ nhận những giá trị cả về kinh tế và xã hội mà quá trình chuyển đổi số đem lại cho nước ta.
Cùng VDI tìm hiểu những nội dung cơ bản liên quan đến chuyển đổi số tại Việt Nam qua bài viết dưới đây!
Mục Lục
1. Các khái niệm chuyển đổi số
1.1. Thế nào là chuyển đổi số?
Có nhiều định nghĩa về chuyển đổi số (Tiếng Anh: Digital Transformation). Trong đó, phổ biến nhất là định nghĩa như sau:
Chuyển đổi số là việc tích hợp các nền tảng công nghệ kỹ thuật số vào mọi lĩnh vực của đời sống, giúp các doanh nghiệp thay đổi cách vận hành từ thủ công sang kỹ thuật hiện đại hơn, tạo điều kiện tốt hơn trong việc sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
Hiện nay chuyển đổi số được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực, từ nông nghiệp, công nghiệp cho tới ngân hàng, du lịch.
1.2. Thế nào là công nghệ chuyển đổi số?
Công nghệ chuyển đổi số có thể hiểu là ứng dụng các nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến vào công tác quản lý, nhằm mục đích số hóa mọi dữ liệu, thay đổi cách thức hoạt động thủ công truyền thống và quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Mục tiêu cốt lõi của chuyển đổi số là mang lại giá trị cho người sử dụng dựa trên các tiêu chí: nhanh chóng, hiệu quả và hiện đại.
1.3. Thế nào là doanh nghiệp chuyển đổi số?
Doanh nghiệp chuyển đổi số là sử dụng nền tảng công nghệ tiên tiến vào việc thay đổi mô hình kinh doanh, cách thức vận hành, nhằm giúp doanh nghiệp phát triển hơn so với hình thức kinh doanh truyền thống.
Mặc dù thuật ngữ chuyển đổi số đã có từ rất lâu trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì còn khá mới. Cụ thể, các doanh nghiệp Việt Nam định nghĩa chuyển đổi số là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data, Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… để thay đổi phương thức điều hành, quy trình làm việc hay văn hóa công ty.
2. Tác động của chuyển đổi số
2.1. Tác động của chuyển đổi số trên thế giới
Năm 2017, tập đoàn Microsoft đã nghiên cứu tác động của quá trình chuyển đổi số ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Kết quả cho thấy chuyển đổi số giúp cho GDP tăng 6%, đến năm 2021 GDP đã đạt tới mức 60%.
Còn theo một nghiên cứu khác của MCKinsey, đến năm 2025 chuyển đổi số sẽ giúp GDP của nước Mỹ tăng khoảng 25%, các nước Châu Âu là khoảng 36%.
Mức độ và tốc độ chuyển đổi số ở mỗi quốc gia là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, mô hình doanh nghiệp, khả năng tiếp cận công nghệ,…. Trong đó, Châu Âu hiện được đánh giá là khu vực thực hiện chuyển đổi số nhanh và hiệu quả nhất, kế đó là Mỹ và các quốc gia ở Châu Á.
2.2. Tác động của chuyển đổi số tại Việt Nam – giới thiệu ngày chuyển đổi số quốc gia
Việt Nam tuy mới tiếp cận chuyển đổi số chưa lâu, nhưng tốc độ và thành tích đạt được trong các lĩnh vực rất đáng ghi nhận. Hiện chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ trong các ngành như nông nghiệp, du lịch, ngân hàng,…
Đặc biệt, Chính phủ đã thống nhất và đặt ra Ngày Chuyển đổi số quốc gia – 10/10 hàng năm. Đây là ngày đánh dấu ý nghĩa của công cuộc chuyển đổi số như một phương thức phát triển mới của đất nước trong thời gian tới, mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển cả về kinh tế và xã hội.
“Chuyển đổi số không phải là thêm một việc mới, mà là thêm một cách làm mới cho những việc hiện tại” – (Báo Chính phủ).
Chủ đề của Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022 là: “Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”.
3. Các xu hướng chuyển đổi số đáng chú ý năm 2022
3.1. Sự phát triển 5G và IoT
IoT (hay internet vạn vật) là xu hướng chuyển đổi số đang phát triển mạnh mẽ (ước tính hiện có 700 triệu thiết bị kết nối trên toàn cầu). Công nghệ này còn tiềm năng hơn nữa trong tương lai, nhờ sự phát triển của công nghệ 5G. IoT băng thông rộng đang thay thế các phiên bản cũ như 2g hay 3g để trở nên phổ biến hơn cả.
3.2. Tăng cường bảo mật và an ninh mạng
Năm 2020 nước ta đã phát hiện 23 phần mềm độc hại liên quan đến COVID-19. Người dùng khi click vào những tập tin chứa mã độc này thì mọi quyền truy cập và điều khiển máy tính sẽ rơi vào tay hacker. Do vậy công nghệ phát triển phải đi kèm với tăng cường bảo mật an ninh mạng, nhất là trong giai đoạn chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay.
3.3. Tự động hóa quy trình kinh doanh
Tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) là việc doanh nghiệp sử dụng phần mềm số hóa để giải quyết và sắp xếp công việc. So với hình thức tự động hóa khác, BPA khá phức tạp, được liên kết với hệ thống CNTT, sau đó được điều chỉnh theo nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp.
3.4. Thanh toán điện tử
Lượng người dùng trong thương mại kỹ thuật số đang có xu hướng tăng và được dự báo là tăng nhiều hơn so với thanh toán qua POS di động.
Đặc biệt các phương pháp thanh toán qua các ví điện tử như Momo, Zalopay, Viettel Pay,… đang được ưa chuộng vì tính tiện lợi và bắt kịp xu hướng hạn chế giao tiếp qua thời gian đại dịch.
3.5. Phát triển nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP)
CDP (Customer Data Platform) có thể được điều chỉnh để tích hợp vào hệ thống POS & ERP – 2 hệ thống có mặt trong hơn 90% chuỗi doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam. Tận dụng công nghệ này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận tới rất nhiều khách hàng qua các kênh social media như Zalo, Facebook hay các kênh thương mại điện tử như Tiki, Sendo, Shopee.
3.6. Kiến trúc đa đám mây (multi-cloud)
COVID-19 vô tình tạo ra động lực thúc đẩy việc ứng dụng kiến trúc đa đám mây vào việc gia tăng khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thêm các lựa chọn để đưa ra giải pháp quản lý mô hình làm việc hiện đại, bao gồm sự chú trọng nhiều hơn vào việc cho phép làm việc từ xa và bảo mật.
3.7. Mô hình làm việc kết hợp
Mô hình làm việc kết hợp (Hybrid Working) được nhiều doanh nghiệp quan tâm, nó cho phép nhân viên làm việc linh hoạt cả ở nhà và văn phòng. Trong thời gian dịch bệnh năm 2020, các doanh nghiệp nước ta hầu hết áp dụng mô hình này. Ước tính cho thấy 42% nhân viên Việt Nam hài lòng với mô hình làm việc từ xa.
3.8. Ứng dụng phân tích dữ liệu doanh nghiệp
Theo phân tích của MicroStrategy, có tới 90% người được khảo sát đồng ý rằng dữ liệu và phân tích là yếu tố then chốt trong các ý tưởng chuyển đổi số của doanh nghiệp. Phân tích dữ liệu được coi là chìa khoá làm rõ hơn bức tranh khách hàng, đồng thời tạo tiền đề cho các giải pháp sáng tạo và chiến lược quảng cáo được cá nhân hóa, phù hợp với mục đích chung.
Xem thêm: 8 xu hướng chuyển đổi số nổi bật nhất trong năm 2022
4. Lợi ích của chuyển đổi số trong doanh nghiệp
4.1. Tiết kiệm thời gian và chi phí
Với các doanh nghiệp Việt Nam, các quy trình được thực hiện trên giấy tờ một cách thủ công. Sau khi áp dụng số hóa các hợp đồng cũ thì quy trình ký kết hợp đồng đã cải tiến hiện đại hơn nhờ có chữ ký số và hợp đồng điện tử. Hiện nay, quy trình ký kết hợp đồng không còn mất nhiều thời gian, thậm chí không cần gặp trực tiếp.
4.2. Giúp quản lý thông tin và khai thác dữ liệu tốt hơn
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp xây dựng lộ trình và triển khai các công cụ, ứng dụng để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, dựa trên sự hợp nhất giữa thông tin và tài nguyên. Nhờ các ứng dụng chuyển đổi số mà các nguồn lực được tập trung hơn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
4.3. Tối ưu hoạt động các phòng ban
Quay lại mô hình hoạt động truyền thống với các hoạt động tác nghiệp trong và ngoài phòng ban được thực hiện một cách thủ công, rõ ràng hoạt động tác nghiệp gây thời gian làm giảm năng suất lao động Khi hoạt động tác nghiệp đó trở nên hiệu quả hơn nhờ chuyển đổi số, năng suất sẽ được tối ưu và doanh nghiệp có thể tinh gọn cơ cấu tổ chức, giúp quản lý nhân sự tốt hơn.
4.4. Tăng tính minh bạch và hiệu quả lao động
Chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp khai thác được tối đa năng lực làm việc của nhân viên. Những công việc có giá trị gia tăng thấp thì có thể để cho hệ thống tự động thực hiện. Doanh nghiệp không cần tốn quá nhiều chi phí nhân công và thuê người quản lý mà vẫn dễ dàng đánh giá chất lượng công việc của người lao động thông qua các phần mềm giám sát và số liệu nhanh chóng.
4.5. Nâng cao khả năng cạnh tranh
Theo báo cáo của HBR, 84% các giám đốc điều hành đồng ý rằng các cơ hội kinh doanh mới liên tục xuất hiện khi doanh nghiệp của họ tiến hành việc chuyển đổi số. Điều này không chỉ góp phần giúp doanh nghiệp bắt kịp những tiến bộ công nghệ mới, mà quan trọng là tạo sự khác biệt và độc nhất để nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
4.6. Giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Lợi ích quan trọng của chuyển đổi số dễ nhận ra là giúp bồi dưỡng văn hóa – đạo đức một cách tích cực cho tổ chức. Đầu tư vào chuyển đổi số chính là việc nỗ lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp và khuyến khích đổi mới, sáng tạo hơn.
Xem thêm: Lợi ích của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp trong thời đại 4.0
5. Chương trình chuyển đổi số Việt Nam đến năm 2025 – Định hướng đến năm 2030
5.1. Mục tiêu chuyển đổi số đến năm 2025
Theo Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2022 của Thủ tướng chính phủ về Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, nước ta đặt mục tiêu trở thành “quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới”.
Thống nhất đổi mới toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số – Kinh tế số – Xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
5.2. Định hướng chuyển đổi số đến năm 2030
5.2.1. Phát triển Chính phủ số năm 2030
Chính phủ đề ra định hướng chuyển đổi số khối Chính phủ như sau:
(1) Cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;
(2) Xử lý trên môi trường mạng 100% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã..
(3) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Kinh tế số chiếm 30% GDP; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%; Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI), về chỉ số cạnh tranh (GCI), về đổi mới sáng tạo (GII).
5.2.2. Phát triển xã hội số và thu hẹp khoảng cách số
Nhà nước tập trung phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; Trên 80% dân số có tài khoản thanh toán điện tử
Định hướng đến năm 2030 Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).
6. Kết luận
Chuyển đổi số là quá trình phát triển lâu dài, đòi hỏi các doanh nghiệp nói riêng và cả nước nói chung đồng lòng xây dựng và đi theo chỉ đạo của Chính phủ. Mục tiêu đến năm 2030 nước ta sẽ trở thành quốc gia số toàn diện, đạt được những thành tích đáng tự hào, đem lại tăng trưởng kinh tế và tạo nhiều hơn lao động cho người dân.
VDI với những tiềm lực mạnh mẽ về công nghệ – đã sẵn sàng cho chuyển đổi số thành công!
- VDI gặp gỡ và trao đổi cùng nhà phân phối Netmark - Tháng Tám 2, 2024
- VDI nhận giải The Best Performance Solution Provider of the Year FY24 của Dell Technologies - Tháng Bảy 19, 2024
- VDI tổ chức đào tạo cho khách hàng Viettel Networks - Tháng Bảy 4, 2024