Tìm hiểu về Internet vạn vật (IoT) - VDigital
V D I

, ,

Tìm hiểu về Internet vạn vật (IoT)

Thế giới đang dần được số hóa – cũng là thời kỳ hoàng kim của Internet vạn vật – IoT. Mọi thứ đều được công nghệ hóa, và trong tương lai, nó sẽ còn phát triển hơn thế.

Cùng tìm hiểu về thuật ngữ phổ biến bậc nhất trong công nghệ thông tin hiện nay – Internet vạn vật!

1. Định nghĩa về Internet vạn vật (IoT)

Internet vạn vật (IoT) là hệ thống mạng Internet kết nối các thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép các thiết bị đó thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau.

Internet vạn vật giúp lan tỏa lợi ích của mạng internet tới mọi thiết bị được kết nối, chứ không đơn thuần chỉ là một chương trình chiếc máy tính. Khi một thiết bị được kết nối với internet, thiết bị đó sẽ có khả năng tiếp nhận thông tin và hoạt động tự động dựa trên các mệnh lệnh của máy tính.

tim-hieu-ve-internet-van-vat

Các thiết bị IoT có thể là một số đồ vật được gắn thêm thiết bị cảm biến để thu thập dữ liệu về môi trường xung quanh (giống như các giác quan ở người), các máy tính hay bộ điều khiển tiếp nhận dữ liệu và ra mệnh lệnh cho các thiết bị khác, hoặc cũng có thể là các đồ vật đó sẽ được tích hợp cả 2 tính năng trên.

2. Quy trình hoạt động của hệ thống Internet vạn vật

Có thể thấy Internet vạn vật có tiềm năng rất lớn và phủ sóng trên mọi lĩnh vực. Mọi hệ thống IoT hoàn chỉnh bao gồm 4 bước như sau:

2.1. Thu thập dữ liệu

Cảm biến/thiết bị thu thập dữ liệu từ môi trường. Dữ liệu có thể đơn giản là nhiệt độ, độ ẩm hay phức tạp hơn như hình ảnh, video.

2.2. Chia sẻ dữ liệu

Nhờ cảm biến/thiết bị được kết nối Internet, dữ liệu được chia sẻ thông qua bộ lưu trữ đám mây.

tim-hieu-ve-internet-van-vat

2.3. Xử lý dữ liệu

Dữ liệu trên bộ lưu trữ đám mây được hệ thống máy tính xử lý. Máy tính tự đưa ra quyết định hoặc gửi kết quả đến người dùng.

2.4. Đưa ra quyết định

Người dùng nhận dữ liệu qua email, thông báo,… và có thể dựa vào đó để đưa ra điều chỉnh thông qua một bộ giao diện.

3. Quá trình phát triển của Internet vạn vật

Như những phát kiến công nghệ khác, Internet vạn vật cũng có quá trình phát triển tương đối dài để đạt đến mức độ phủ sóng mạnh mẽ như hiện nay.

Một số mốc thời gian quan trọng có thể kể tới như sau:

Năm 1990: Máy nướng bánh mì gây tò mò khi lần đầu được kết nối Internet. Một kỹ sư phần mềm tại Mỹ tên là John Romkey đã kết nối máy nướng bánh mì với mạng máy tính.

Năm 1999: Kevin Ashton khi thuyết trình về một hệ thống cảm biến và nhãn nhận dạng qua tần số radio (RFID) gắn trên hàng hóa để quản lý chuỗi cung ứng đã lần đầu đưa ra thuật ngữ “Internet of Things” – khởi đầu cho khái niệm Internet vạn vật

Năm 2000: Công ty LG giới thiệu sản phẩm tủ lạnh có kết nối internet đầu tiên trên thế giới được bán với mức giá 20.000 USD.

Năm 2008: Hội nghị quốc tế đầu tiên về chủ đề Internet vạn vật được tổ chức tại Zurich, Thụy Sĩ. 

Năm 2009: CISCO tuyên bố đây là thời điểm mà Internet vạn vật thực sự được khai sinh, khi số lượng thiết bị được kết nối internet thậm chí vượt cả số dân thế giới. 

Năm 2013: Từ điển Oxford chính thức bổ sung định nghĩa “Internet of things” vào hệ thống.

Năm 2020: Số lượng thiết bị được kết nối Internet trên thế giới ước tính đã vượt qua con số 20 tỷ.

Năm 2025: Dự báo thế giới sẽ có trên 75 tỷ thiết bị sử dụng IoT – 1 con số khổng lồ.

tim-hieu-ve-internet-van-vat

4. Lợi ích của Internet vạn vật

Các ứng dụng công nghệ sử dụng Internet vạn vật được hy vọng sẽ mang đến nhiều giá trị to lớn cho con người. Những năm gần đây, dễ thấy sự xuất hiện của hệ thống SmartHome hay các thiết bị gia dụng thông minh điều khiển giọng nói.

Theo nghiên cứu của McKinsey, số lượng SmartHome tại Mỹ đã tăng từ 17 triệu (2015) lên 29 triệu (2017). Ước tính người dân khu vực Tây Âu dành khoảng 12 tỷ euro để mua các thiết bị thông minh vào năm 2020.

Tuy nhiên, McKinsey cho rằng SmartHome mới chỉ là khởi đầu của thế giới Internet vạn vật. Ứng dụng quan trọng nhất của IoT là số hóa quá trình sản xuất trong kinh tế. Điển hình là ngành nông nghiệp.

Ví dụ trong một nông trại, thiết bị cảm biến tự động có thể đo độ ẩm của đất, nhắc nhở nông dân đến thời điểm cần tưới nước, về lâu dài sẽ tăng năng suất cây trồng và giảm chi phí sản xuất.   

Ngoài ra sức mạnh to lớn hơn của Internet vạn vật là giúp máy móc có thể tiếp nhận thông tin và tự hoạt động mà không cần điều khiển bởi con người. Như ví dụ trên, hệ thống cảm biến thông báo lượng nước cần thiết và sau đó hệ thống tưới có thể tự hoạt động mà không cần người nông dân tưới nữa.

tim-hieu-ve-internet-van-vat

Và đó chỉ là một loại cảm biến. Nếu lắp đặt thêm các cảm biến khác như chất lượng không khí và nhiệt độ, thì các thuật toán máy tính có thể học được nhiều hơn nữa. Khi hàng nghìn trang trại cùng thu thập những thông tin này, các thuật toán này có thể hiểu rõ về điều kiện tự nhiên ở nơi trồng trọt, từ đó đưa ra cách chăm sóc cây trồng tối ưu. 

Internet vạn vật cũng có thể được ứng dụng trong các nhà máy, nơi các cảm biến được gắn vào máy móc để theo dõi hoạt động của chúng, đưa ra cảnh báo về sự cố hỏng hóc có thể xảy ra, theo dõi lượng năng lượng tiêu thụ và đưa ra chế độ hoạt động tiết kiệm nhất.

5. Kết luận

Hiện nay, nền tảng Internet vạn vật đang là xu hướng phổ biến được áp dụng trong mọi doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, với mục tiêu tăng hiệu quả lao động và đề phòng xử lý các rủi ro. IoT dần trở trở thành nhu cầu cấp thiết và chắc chắn sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai.

Xem thêm: Tìm hiểu về công nghệ Điện toán đám mây

VDI Creator

Cùng chuyên mục

Yêu cầu tư vấn

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin để được hỗ trợ nhanh nhất

Ứng tuyển