Top 4 hình thức thanh toán điện tử phát triển mạnh sau đại dịch COVID-19 - VDigital
V D I

Top 4 hình thức thanh toán điện tử phát triển mạnh sau đại dịch COVID-19

Hình thức thanh toán điện tử đang ngày càng phổ biến và gần như áp đảo hình thức thanh toán tiền mặt truyền thống nhờ nhiều lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Đặc biệt, sau sự bùng nổ của đại dịch COVID-19, hình thức thanh toán trực tuyến đã thực sự trở thành xu thế chuyển đổi số hàng đầu hiện nay.

1. Khái niệm thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử (hay thanh toán trực tuyến) là mô hình giao dịch không sử dụng tiền mặt mà được tiến hành thông qua các thiết bị điện tử có kết nối mạng Internet. Người dùng có thể thực hiện thao tác chuyển tiền rất nhanh chóng chỉ với vài thao tác đơn giản như quẹt thẻ, nhập số tài khoản ngân hàng/ ví điện tử hay quét QR code.

cac-hinh-thuc-thanh-toan-truc-tuyen

Trong thời gian đại dịch COVID-19, hình thức thanh toán điện tử được xem là bắt buộc do thực hiện giãn cách xã hội trên diện rộng, mọi người hạn chế tối đa tiếp xúc với nhau nên hình thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt không còn phù hợp nữa.

Hiện nay thanh toán điện tử đã có thêm nhiều tính năng và được nâng cấp liên tục, thao tác cũng trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn. Ngày càng nhiều ứng dụng E-banking và các ví điện tử ra đời, mà CTINPay của Công ty VDI cũng là một trong số đó.

2. 4 hình thức thanh toán điện tử phát triển mạnh sau đại dịch COVID-19

2.1. Thanh toán qua thẻ ngân hàng 

Thanh toán bằng thẻ ngân hàng được xem là hình thức thanh toán điện tử đầu tiên và đặc trưng nhất tại Việt Nam. Người dùng thực hiện thanh toán bằng cách quẹt thẻ trực tiếp tại máy, hoặc thao tác chuyển tiền online trên các sàn thương mại điện tử.

Hiện nay, hầu hết các cửa hàng kinh doanh từ quy mô nhỏ tới lớn đều hỗ trợ phương thức thanh toán qua thẻ ngân hàng, ngoài ra còn có nhiều chương trình ưu đãi dành cho một số ngân hàng nhất định vào các dịp đặc biệt trong năm.

cac-hinh-thuc-thanh-toan-truc-tuyen

2.2. Thanh toán qua ví điện tử

Sự ra đời của các ví điện tử phổ biến như: Momo, Moca, Zalo Pay, Shopee Pay,… ngày càng thu hút người tiêu dùng bởi tính tiện lợi và thông minh. Các ví điện tử có thể liên kết trực tiếp với ngân hàng, thường xuyên có nhiều ưu đãi thu hút người dùng. Ví dụ Shopee sẽ giảm giá đơn hàng thanh toán qua Shopee Pay, hoặc Zalo Pay tặng thẻ cào điện thoại và xu cho khách hàng,…

Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong nửa đầu năm 2021, đã có hơn 200 triệu giao dịch được thực hiện thông qua ví điện tử trị giá tới 77,7 nghìn tỷ đồng. Thống kê cũng chỉ ra có tới 85% người tiêu dùng có ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán điện tử.

Hiện nay các ví điện tử đã được tích hợp nhiều tiện ích cơ bản phục vụ đời sống như nạp tiền điện thoại, thanh toán phí điện nước, phí internet, chi trả các khoản vay, phí bảo hiểm, mua vé máy bay hay vé tàu,…

cac-hinh-thuc-thanh-toan-truc-tuyen
Ví điện tử Momo

2.3. Thanh toán Mobile Money

Mobile Money ra đời phục vụ nhóm khách hàng không có tài khoản ngân hàng, và đặc biệt có thể sử dụng 24/7, thanh toán ở mọi nơi mà không cần có kết nối mạng Internet. Người dùng chỉ cần một chiếc điện thoại có gắn sim và thuê bao di động đã được đăng ký định danh, hoàn tất xác thực theo quy định. Hạn mức giao dịch mỗi tháng của Mobile Money là 10 triệu VND.

4. Thanh toán qua quét mã QR

Mã QR thời gian đầu phổ biến trên các ứng dụng ví điện tử, sau đó được tích hợp thẳng vào các ứng dụng E-banking. Năm 2021, giải pháp VietQR của Napas đã ra đời giúp đơn giản hóa quá trình giao dịch, chỉ bằng một thao tác quét mã là có thể chuyển tiền tới mọi ngân hàng và mọi loại ví điện tử.

Mã QR được hiển thị dưới dạng một ma trận ô vuông đã mã hóa chuỗi ký tự, có thể là câu lệnh chuyển tiền, địa chỉ website, link hình ảnh… Khi quét mã QR, hệ thống sẽ tự động giải mã ma trận và mở liên kết đã được thiết lập sẵn.

Nhờ sự tiện lợi và thông minh như vậy mà hình thức quét QR code đã phát triển mạnh mẽ chỉ sau một thời gian ngắn, nó được xem là một minh chứng đáng tự hào về thành quả của công cuộc chuyển đổi số. Giờ đây mọi quy mô cửa hàng từ nhỏ đến lớn đều ưa chuộng áp dụng QR code liên kết với mọi loại ngân hàng và ví điện tử vô cùng thuận tiện.

cac-hinh-thuc-thanh-toan-truc-tuyen

3. Lợi ích của thanh toán điện tử

3.1. Nhanh chóng và tiện lợi

Lợi ích rõ ràng nhất của hình thức thanh toán điện tử là các giao dịch chuyển tiền được thực hiện vừa nhanh chóng vừa tiện lợi. Chỉ với vài thao tác đơn giản là có thể thanh toán đúng số tiền, không mất thời gian đếm lại hoặc chờ trả tiền thừa, giảm bớt rắc rối cho người bán như không đủ tiền trả lại cho khách. Hiện nay internet đã có mặt hầu hết khắp mọi nơi nên việc thực hiện giao dịch điện tử rất tiện lợi.

3.2. Dễ theo dõi và kiểm soát tài khoản

Mọi giao dịch đến và đi khỏi tài khoản đều được lưu lại trên lịch sử giao dịch, cho phép người dùng tra cứu và đối chiếu thông tin khi cần thiết một cách dễ dàng, nhờ vậy mà hoạt động quản lý tài chính và cân đối chi tiêu được kiểm soát tốt hơn.

2.3. Chuyên nghiệp hóa hình thức kinh doanh trực tuyến

Xu hướng thương mại điện tử đang bùng nổ, và thanh toán điện tử giúp quá trình mua sắm online ngày càng trở nên chuyên nghiệp khi mọi bước đều có thể tiến hành thông qua thiết bị thông minh. Khách hàng dễ dàng thanh toán ngay khi đặt sản phẩm và người giao hàng không còn lo lắng về việc bị “boom” hàng, đồng thời khách hàng cũng có thể nhận nhiều ưu đãi từ cửa hàng thông qua các voucher giảm giá khi liên kết với ví điện tử.

cac-hinh-thuc-thanh-toan-truc-tuyen

2.4. Hạn chế rủi ro của hình thức thanh toán tiền mặt

Thanh toán tiền mặt có nhiều rủi ro dễ thấy như: khách hàng quên ví, khách hàng trả thiếu tiền, nhân viên không đủ tiền trả lại… Đôi khi là những vấn đề nghiêm trọng hơn như trộm cắp tiền, đánh mất tiền… Những vấn đề này đều có thể giải quyết nhờ hình thức thanh toán điện tử.

3. Xu hướng thanh toán điện tử tại Việt Nam

Năm 2021, thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch yêu cầu đẩy mạnh hình thức thanh toán điện tử, nhằm thúc đẩy việc phát triển hạ tầng công nghệ phục vụ chuyển đổi số toàn dân. Hầu hết các cửa hàng bán lẻ hay siêu thị tại Hà Nội đều đã áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, vừa đảm bảo an toàn giãn cách xã hội, vừa rút ngắn thời gian mua sắm.

Còn tại thành phố Hồ Chí Minh, người dân đã áp dụng hình thức thanh toán này từ khá sớm, đến nay tỷ lệ thanh toán qua ví điện tử, ứng dụng mobile banking, internet banking đang áp đảo hình thức thanh toán bằng tiền mặt.

4. Kết luận

Thanh toán điện tử đang đóng vai trò quan trọng trong giao dịch hiện nay, và các chuyên gia vẫn không ngừng nghiên cứu phát triển các hình thức hiện đại hơn, tiện lợi hơn để phục vụ người dùng. Có thể khẳng định việc chuyển tiền trực tuyến là một minh chứng rõ ràng và sâu sắc cho công cuộc chuyển đổi số thành công của nước ta.

Xem thêm: Các xu hướng thương mại điện tử nổi bật năm 2022

VDI Creator

Cùng chuyên mục

Yêu cầu tư vấn

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin để được hỗ trợ nhanh nhất

Ứng tuyển