Điện toán đám mây – giải pháp đột phá cho doanh nghiệp - VDigital
V D I

, , , , ,

 Điện toán đám mây – giải pháp đột phá cho doanh nghiệp

Điện toán đám mây ngày càng khẳng định vị thế và vai trò của mình trong thời đại 4.0 bởi những tiện ích nổi trội mà dịch vụ này mang lại. Nếu như bạn còn chưa hiểu rõ về điện toán đám mây cũng như các giải pháp chúng mang lại cho doanh nghiệp. Vậy hãy cùng VDI tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

1. Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây (Cloud Computing) là loại hình dịch vụ cung cấp tài nguyên máy tính (server, mạng, ứng dụng,…). Với cầu nối là Internet sẽ giúp người dùng truy cập mọi lúc, mọi nơi. Với mô hình này người dùng sẽ được tiếp cận với lưu trữ dữ liệu, năng lượng điện toán,… từ các nhà cung cấp dịch vụ.

Google Drive, Dropbox, Icloud, OneDrive,…. là những ví dụ điển hình cho dịch vụ điện toán đám mây.

2. Ưu điểm và hạn chế của mô hình điện toán đám mây

2.1 Ưu điểm nổi trội

– Cắt giảm được tối đa chi phí về máy móc, cơ sở hạ tầng.

– Công nghệ mới nhanh chóng được cập nhật, công việc này được nhà cung cấp thực hiện mà bên sử dụng dịch vụ không cần tác động vào.

– Người dùng được sử dụng “ đám mây” mọi lúc, mọi nơi mà chỉ cần kết nối với mạng internet.

điện toán đám mây với nhiều ưu điểm nổi trội: làm việc từ xa, giảm chi phí, an toàn,...

– Lưu trữ và phục hồi dữ liệu ( lưu trữ dữ liệu trên đám mây là tối ưu bởi người dùng sẽ được cung cấp không gian lưu trữ dữ liệu khổng lồ. Nên sẽ hạn chế được tình trạng vô tình xóa hay ổ cứng máy tính bị hỏng. Bởi bất kỳ thao tác nào được sử dụng trên đám mây cũng sẽ được lưu lại).

– An toàn – Liên tục: Nhà cung cấp có đội ngũ kỹ thuật viên luôn luôn túc trực để sẵn sàng xử lý những sự cố mà khách hàng gặp phải. Để người dùng có những trải nghiệm ứng dụng an toàn – liên tục.

– Nhanh chóng – Tiện lợi: Khi sử dụng dịch vụ “ đám mây”, người dùng không phải lo lắng về các vấn đề phát sinh trên ứng dụng. Khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra, nhà cung cấp dịch vụ sẽ ngay lập tức cho đội ngũ kỹ thuật viên sửa chữa để hạn chế tối đa ảnh hưởng cho doanh nghiệp.

2.2 Nhược điểm

– Phụ thuộc vào mạng internet ( Internet chính là cầu nối, là điều kiện cần giữa “ đám mây” với người sử dụng). Khi mạng truy cập bị ngắt kết nối hay gặp trục trặc thì không thể truy cập sử dụng được. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

– Gặp bất lợi về tính linh hoạt: Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi chuyển sang nhà cung cấp khác bởi dữ liệu đã được lưu trữ trong “ kho dữ liệu” khổng lồ.

Điện toán đám mây tiềm ẩn nguy cơ về bảo mật và quyền riêng tư

– Vấn đề bảo mật và quyền riêng tư: các dữ liệu doanh nghiệp sử dụng được đẩy lên không gian của nhà cung cấp nên không thể đảm bảo 100% tính bảo mật mà vẫn tiềm ẩn nguy cơ lớn về đánh cắp thông tin quan trọng. Việc xử lý lúc này phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp dịch vụ. Vậy nên các doanh nghiệp cần tìm nhà cung cấp uy tín, tuân thủ tốt các chính sách về bảo mật cho khách hàng.

3. Giải pháp điện toán đám mây cho doanh nghiệp

IAAS, PAAS, SAAS - Giải pháp điện toán đám mây

3.1 SaaS (Software as a service): Phần mềm dưới dạng dịch vụ

Đây là phần mềm sẽ được cung cấp dưới dạng dịch vụ và các doanh nghiệp sẽ trả khoản phí định kỳ theo hợp đồng ( như: tháng, quý, năm ). Nhà cung cấp sẽ sản xuất, duy trì, vận hành phần mềm chạy trên trình duyệt web ( Bản chất: không bán phần mềm mà bán dịch vụ mà phần mềm đó cung cấp).

Với việc sử dụng SaaS bạn chỉ cần truy cập trên trình duyệt web là có thể sử dụng thay vì tải phần mềm và cài đặt trên máy tính.  Đầu tư cho phần cứng được loại bỏ khi sử dụng Saas đó là ưu điểm nổi trội và dễ nhận thấy nhất khi so sánh với các phần mềm truyền thống.

Các nhà cung cấp nổi bật: Dropbox, Cisco WebEx, Google apps, Salesforce,…

3.2 PaaS (Platform as a service): Nền tảng dịch vụ

Nhà cung cấp sẽ chuẩn bị cho bạn từ Operating Systems ( Hệ điều hành) đến ( Platform) nền tảng kỹ thuật số và việc của các doanh nghiệp là nhập code vào.

Nhà cung cấp sẽ lưu trữ mọi thứ từ: Networks, servers, software, operating systems,… tại trung tâm dữ liệu của họ. Các doanh nghiệp có thể trả một khoản phí cố định để sử dụng.

Các nhà cung cấp nổi bật: Windows Azure, Google App Engine, AWS Elastic,…

3.3 IaaS (Infrastructure as a service ): Dịch vụ cơ sở hạ tầng

Các công ty cung cấp sẽ cho bạn thuê cơ sở hạ tầng bao gồm: ổ cứng, mạng, server. Doanh nghiệp của bạn có thể đẩy bất kỳ dữ liệu gì lên cũng được.

IAAS - dịch vụ mang tính linh hoạt cho doanh nghiệp sử dụng

IaaS có tính linh hoạt bởi người dùng có thể tùy chỉnh các thông số kỹ thuật sao cho phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Các nhà cung cấp nổi bật: Rackspace, Amazon Web Services, Cisco Metapod, DigitalOcean,…

4. Kết luận

VDI tự tin là đơn vị cung cấp dịch vụ điện toán đám mây chất lượng với chi phí hợp lý. Để được nhận thông tin và tư vấn chi tiết vui lòng nhắn qua địa chỉ email info@vdigital.vn. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn phần nào hiểu được cơ bản về ” đám mây” và những lợi ích mà dịch vụ này mang lại. Dù là doanh nghiệp nhỏ hay lớn, ở bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng nên sử dụng điện toán đám mây bởi đây là việc cần thiết trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay.

5. FAQs- Các câu hỏi thường gặp

1. Để lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây thì cần chú ý điều gì?

Điều này còn tùy thuộc vào nhà cung cấp mà bạn lựa chọn. Ví dụ như một vài ứng dụng chỉ lưu trữ dữ liệu ở server trong nước. Vậy nên khi  chọn nhà cung cấp điện toán đám mây cần tìm hiểu kĩ xem có phù hợp với doanh nghiệp của bạn hay không. Điều này rất quan trọng bởi sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả mà dịch vụ “ đám mây” mang lại.

2. Việc chịu trách nhiệm bảo mật thông tin sẽ do ai đảm nhận?

Ngày nay trách nhiệm bảo mật được chia cho cả bên sử dụng và bên cung cấp dịch vụ. Bên sử dụng tăng tính bảo mật bằng cách đặt mật khẩu mạnh và biện pháp xác thực nhiều lớp. Đồng thời có sự thỏa thuận giữa hai bên về khung trách nhiệm bảo mật thông tin.

VDI Creator

Cùng chuyên mục

Yêu cầu tư vấn

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin để được hỗ trợ nhanh nhất

Ứng tuyển