Ngành viễn thông của nước ta hiện nay – cơ hội để bứt phá phát triển - VDigital
V D I

Ngành viễn thông của nước ta hiện nay – cơ hội để bứt phá phát triển

Sau đại dịch covid-19 công cuộc chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn quốc. Các ngành buộc phải đưa ra những giải pháp, chiến lược phù hợp để phát triển lâu dài. Đặc biệt, đối với ngành viễn thông của nước ta hiện nay, các “ông lớn” trong ngành viễn thông đã chuyển đổi từ nhà cung cấp dịch vụ trở thành nhà cung cấp các sản phẩm và dịch vụ số mới. 

1. Ngành viễn thông là gì?

Ngành viễn thông là lĩnh vực chuyên sâu về nghiên cứu và sử dụng các thiết bị để tạo ra mạng lưới truyền dẫn thông tin, phục vụ và hỗ trợ cho nhu cầu giao tiếp từ xa, xuyên biên giới của con người.

Bên cạnh khái niệm viễn thông còn có khái niệm điện tử. Lĩnh vực điện tử chuyên nghiên cứu và chế tạo ra các vi mạch điện tử – là “bộ não” của các thiết bị thông minh, điều khiển toàn bộ hoạt động của thiết bị đó.

khái niệm ngành viễn thông
Ngành viễn thông – xu hướng và tiềm năng phát triển tại Việt Nam

Ngành điện tử – viễn thông là ngành ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến để tạo ra các thiết bị truyền dẫn thông tin. Những sản phẩm quen thuộc trong đời sống của chúng ta hàng ngày như tivi, máy tính, điện thoại, mạch điều khiển,… 

Đối với ngành viễn thông nói riêng và ngành điện tử – viễn thông nói chung đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu. Giúp cho quá trình trao đổi, giám sát và điều khiển thiết bị thông minh, truy xuất thông tin diễn ra thuận tiện và nhanh chóng hơn.

2. Thực trạng ngành viễn thông của nước ta năm 2022

Thị trường ngành viễn thông đang có xu hướng tăng trưởng chậm trong năm 2022. Đứng dưới áp lực lớn buộc các doanh nghiệp phải chuyển hướng kinh doanh sang dịch vụ số trong năm 2023.

Trong năm 2022 doanh thu của lĩnh vực viễn thông ước đạt 138.000 tỷ đồng và tăng 1,6% so với năm 2021. Lợi nhuận thuế sau năm 2022 ước đạt 44.500 tỷ đồng, tăng 3,8%so với năm 2021. Thuê bao điện thoại di động sử dụng ước đạt 75,80%, tăng 1,4% so với năm 2021 (theo báo cáo tổng kết ngành của Bộ thông tin và Truyền thông).

thực trang ngành viễn thông
Thực trạng ngành viễn thông nước ta năm 2022

Tổng kết cả năm 2022, doanh thu ngành viễn thông ước tính đóng góp 76.452 tỷ đồng vào GDP. Con số này cho thấy ngành viễn thông đang tăng trưởng chậm lại do sự cạnh tranh của các nhà mạng và xu hướng của người tiêu dùng thay đổi. Vì thế, các nhà mạng buộc phải cân bằng giữa mục tiêu đầu tư và mục tiêu tăng trưởng kinh doanh. 

3. Xu hướng phát triển ngành viễn thông năm 2023

3.1. Đẩy mạnh ứng dụng điện toán đám mây

Dựa vào các dịch vụ điện toán đám mây các tập đoàn/công ty viễn thông có thể cung cấp các nền tảng và cơ sở hạ tầng theo yêu cầu của người dùng. Điều này cũng cho phép các nhà mạng viễn thông có thể nhanh chóng mở rộng quy mô của các dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà không gặp rắc rối trong việc phải trang bị lại kiến ​​trúc hạ tầng tại chỗ hoặc đào tạo lại những kỹ năng cho nhân lực CNTT của mình.

Năm 2022, các công ty lớn như Vodafone, AT&T và Telefonica đã công bố những thỏa thuận mới với các nhà cung cấp đám mây để xử lý các hoạt động liên quan đến dữ liệu của họ. Khi ngày càng nhiều doanh nghiệp tìm ra lợi ích trong việc sử dụng đám mây. Hy vọng rằng, chúng ta có thể chứng kiến sự bùng nổ của ngành viễn thông trong năm 2023. Khi các công ty viễn thông có những kế hoạch xây dựng các dịch vụ để kích hoạt 5G và các dịch vụ điện toán biên thông qua nền tảng CLOUD. Năm 2023, các tập đoàn viễn thông sẽ tập trung đẩy mạnh ứng dụng đám mây để giúp cho việc cung cấp các dịch vụ có thể được mở rộng một cách linh hoạt hơn.

3.2. Kết nối 5G

Mạng 5g là thế hệ tiếp theo sau thế hệ 4g hay còn gọi là mạng di động không dây thế hệ thứ 5 có tên tiếng anh là 5th Generation.

kết nối 5g
Kết nối 5g

Mạng 5G giúp cho khả năng kết nối giữa con người và máy móc linh hoạt hơn. Công nghệ 5g có tốc độ tải xuống và tải lên nhanh hơn rất nhiều so tốc độ của mạng 4G. Hơn nữa, mạng 5g có khả năng kết nối ổn định hơn.

Kết nối 5G hiện đang được coi là xu thế của ngành viễn thông. Nó được dự đoán sẽ  tạo ra một cuộc cách mạng lớn về khả năng kết nối và truyền dữ liệu với tốc độ cao.

3.3. Chuyển đổi số

Hiện nay, thói quen của người dùng đang ngày thay đổi. Họ có nhu cầu sử dụng những phương thức liên lạc, truyền thông tin nhanh chóng và hiện đại hơn. Do đó, buộc các nhà mạng cũng phải thay đổi, nâng cấp dịch vụ của mình để phù hợp với xu hướng chuyển đổi số.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 là sự ra đời những thiết bị thông minh và nhiều công nghệ tiên tiến như: IoT – Internet of Things, Big Data, AI – Artificial Intelligence, tự động hóa quy trình, Cloud computing, Blockchain,…

Đặc biệt là sự ra đời của dịch vụ Mobile Money (tiền di động). Thói quen thanh toán truyền thống của người tiêu dùng thay đổi, từ thanh toán tiền mặt sang thanh toán online. Các tập đoàn viễn thông đã triển khai những dịch vụ thanh toán qua tài khoản di động. Đây là bước ngoặt lớn trong quá trình chuyển đổi số của ngành viễn thông tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, một số công nghệ tiên tiến khác đang được nghiên cứu để áp dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ viễn thông trong tương lai:

– IoT giúp các đồ dùng trong nhà hay các hệ thống máy móc trong nhà máy được kết nối với nhau qua mạng wifi hoặc mạng viễn thông 3G, 4G, 5G. Các thiết bị có thể liên lạc và kết nối thông suốt với nhau, đưa ra các phản hồi nhanh chóng và cùng lúc kịp thời.

xu hướng của ngành viễn thông
Xu hướng ngành viễn thông

– Big Data giúp doanh nghiệp thu thập, phân tích khối lượng dữ liệu khổng lồ, cung cấp những thông tin cần thiết về hành vi, thói quen và nhu cầu của khách hàng khi sử dụng sản phẩm.

– AI (trí tuệ nhân tạo) hỗ trợ doanh nghiệp xử lý, trích xuất những thông tin có giá trị, phân tích khối lượng dữ liệu lớn. Giúp doanh nghiệp có cách xử lý, giải quyết vấn đề nhanh chóng và kịp thời. Đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt bằng cách: cung cấp dịch vụ và sản phẩm mới, tối ưu hóa mạng, trợ lý ảo;…

Chuyển đổi số đang mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành viễn thông với những bước phát triển mạnh mẽ. Trong xu hướng đó, sự đổi mới, sáng tạo, năng lực học hỏi và tư duy quản lý của con người là chìa khoá vô cùng quan trọng để có thể làm chủ và ứng dụng công nghệ một cách tối đa, hiệu quả.

4. Cơ hội phát triển cho ngành viễn thông của nước ta

4.1. Khả năng xuất khẩu cao

Việt Nam hiện đang là thành viên của nhiều tổ chức thương mại trên thế giới – ký kết hàng loạt Hiệp định thương mại tự do. Điều này đã giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh tế với các quốc gia khác trên thế giới. Các doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam đủ năng lực và điều kiện để xuất khẩu các thiết bị, sản phẩm  công nghệ viễn thông của mình đến các quốc gia khác với mức thuế tương đối thấp.

Nhiều tập đoàn viễn thông lớn tại Việt Nam như Viettel, VNPT, Mobifone,… đã nắm bắt được được cơ hội này và đang đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tới các quốc gia trên thế giới.

4.2. Thu hút vốn đầu tư

Ngành viễn thông Việt Nam đang có nhiều tiềm năng để thu hút nguồn vốn đầu tư như: nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng, thị trường ổn định, nguồn nhân lực ngày càng có  kiến thức chuyên môn cao.

4.3. Chính sách hỗ trợ của nhà nước

Ngành điện tử viễn thông cũng là một trong những ngành nghề có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế – xã hội. Vì thế, chính phủ đã và đang có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị sửa đổi Luật Viễn thông với 6 nhóm chính sách lớn và xây dựng Luật Công nghiệp Công nghệ số. Điều này góp phần giải quyết các hạn chế, bất cập và vướng mắc để mở rộng không gian cho doanh nghiệp viễn thông phát triển. 

cơ hội phát triển của ngành viễn thông
Cơ hội phát triển của ngành viễn thông

Chính phủ cũng thường xuyên tạo điều kiện cho các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giúp các bạn trẻ thể hiện tài năng của mình. Và tạo cơ hội thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển cho ngành.

5. Kết luận

Ngành viễn thông của nước ta hiện nay đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Các doanh nghiệp tập đoàn viễn thông cần phải có những chiến lược phù hợp, quyết đoán để phát triển và vươn xa hơn nữa trong tương lai.

6. FAQs – Các câu hỏi thường gặp 

1/ Đối với ngành viễn thông của nước ta hiện nay thì có những việc làm liên quan đến viễn thông nào có triển vọng?

– Kỹ sư thiết kế tối ưu mạng
– Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm 
– Ký sư thiết kế, chế tạo, vận hành thiết bị y tế
– Chuyên viên tư vấn dịch vụ mạng viễn thông
– Nhân viên quản trị mạng

2/ Ngành viễn thông nước ta hiện nay đang đứng trước những thách thức nào?

Ngoài những cơ hội thì ngành viễn thông cũng có những thách thức nhất định đó là phải đối mặt với thủ tục hành chính phức tạp, thị trường bị rối loạn do gãy đứt chuỗi cung ứng, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển còn nhiều hạn chế.

VDI Creator

Cùng chuyên mục

Yêu cầu tư vấn

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin để được hỗ trợ nhanh nhất

Ứng tuyển