Nhà máy thông minh là gì? Top 6 lợi ích đem lại cho doanh nghiệp sản xuất? - VDigital
V D I

Nhà máy thông minh là gì? Top 6 lợi ích đem lại cho doanh nghiệp sản xuất?

Ngành công nghiệp sản xuất đang có những bước phát triển nhảy vọt nhờ công nghệ hiện đại trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, và Nhà máy thông minh (Smart Factory) ra đời như một “công cụ” thiết yếu và đầy triển vọng.

Cùng tìm hiểu những lợi ích thiết thực mà mô hình nhà máy thông minh đem lại cho các doanh nghiệp sản xuất hiện nay qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm nhà máy thông minh

Nhà máy thông minh (Smart Factory) là nhà máy sản xuất được trang bị các thiết bị tự động hóa nhằm mục đích tối ưu hóa các quy trình. Nhà máy được xây dựng trên cơ sở các hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện đại như MES, ERP, đặc biệt kết hợp với các công nghệ hiện đại điển hình là AI (Trí tuệ nhân tạo), Iot (Internet vạn vật) và Big Data.

khai-niem-nha-may-thong-minh

Sự kết hợp giữa các công nghệ hiện đại đã tạo nên mô hình nhà máy thông minh với những lợi ích to lớn phục vụ sản xuất công nghiệp. Nhà máy thông minh không chỉ có thể tự hành, mà còn tự điều chỉnh được các tác vụ để đáp ứng nhu cầu trong sản xuất. Có thể nói rằng sự xuất hiện của nhà máy thông minh đã tạo ra thị trường cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển liên tục của mọi ngành nghề.

2. Lợi ích của mô hình nhà máy thông minh trong sản xuất

2.1. Giảm thời gian và chi phí sản xuất

Đối với mô hình nhà máy sản xuất truyền thống, nhà máy thông minh đã giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm tối đa vai trò của con người và thay vào đó là hoạt động của các cảm biến thông minh. Thông tin về sản phẩm từ nguyên liệu, thành phẩm, bán thành phẩm đến hàng tồn kho đều được kiểm kê một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Sự kết nối chặt chẽ giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp giúp đảm bảo kho hàng luôn được kiểm soát tốt nhất. Doanh nghiệp có thể dựa trên thông tin kho hàng để dự đoán và cảnh báo về lượng sản phẩm, từ đó đưa ra các quyết định tốt hơn (nhập hàng, đẩy hàng hay chọn nhà cung cấp mới). 

Trong mô hình nhà máy thông minh, máy móc được liên kết với nhau trong cùng một hệ thống hiện đại, doanh nghiệp nhờ vậy mà dễ dàng nắm được tình trạng máy móc giúp giảm chi phí cho sửa chữa và bảo hành về sau.

2.2. Tăng năng suất lao động trong nhà máy

Quá trình sản xuất trong nhà máy thông minh được tự động hóa giúp hạn chế các vấn đề khách quan về nhân công như không tuyển được người, hay công nhân nghỉ phép nhiều. Nó cũng giúp hạn chế rủi ro trong công việc, đảm bảo an toàn lao động.

Ưu điểm của máy móc là có thể hoạt động liên tục 24/7, không mất nhiều thời gian nghỉ ngơi, do đó hiệu quả sản xuất được nâng cao gấp nhiều lần. Nhân công có thể tham gia vào nhiều công việc cần sức người khác thay vì chỉ làm trong dây chuyền sản xuất.

2.3. Khai thác tối đa công suất làm việc trong nhà máy

Mô hình nhà máy thông minh sử dụng các cảm biến kết hợp IoT để kết nối hệ thống máy móc thiết bị với nhau, thu thập dữ liệu liên tục để tạo ra báo cáo. Dựa trên các báo cáo này, các nhà quản lý sẽ tìm ra phương án tối ưu hóa quá trình sản xuất. 

Kết quả đạt được là giúp nhà máy giảm “thời gian chết”, giảm bớt các công đoạn không cần thiết, gia tăng hiệu quả dây chuyền sản xuất.

khai-niem-nha-may-thong-minh

2.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm

Các sản phẩm trong quá trình sản xuất sẽ được đảm bảo về chất lượng, số lượng, ngăn ngừa hỏng hóc nhờ vào khả năng dự đoán và báo cáo liên tục trong hệ thống nhà máy thông minh. Không chỉ hạn chế được sự rời rạc trong các công đoạn sản xuất, mô hình nhà máy này còn giúp giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi và tối thiểu hóa số lượng phế liệu.

2.5. Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Mô hình nhà máy thông minh đã tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ cho doanh nghiệp so với các đối thủ trên thị trường. Rõ ràng khi một doanh nghiệp có sản phẩm tốt hơn, giá thành rẻ hơn trong khi sản xuất lại nhanh chóng nữa, thì ưu thế của doanh nghiệp đó sẽ rất lớn. Sẽ có nhiều khách hàng tìm đến sản phẩm của doanh nghiệp đó hơn.

Để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng khó tính, việc tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Sản phẩm và quy trình sản xuất cần được tối ưu hóa và quảng bá thật hiệu quả nếu doanh nghiệp muốn đưa thông tin về các ưu điểm của mình đến gần hơn với khách hàng.

khai-niem-nha-may-thong-minh

2.6. Đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe nhân công

Việc phát triển sản xuất công nghiệp cũng đi đôi với vấn đề giảm sút sức khỏe người lao động. Nếu phải làm việc trong điều kiện không được đảm bảo thì hiệu quả lao động sẽ giảm và còn gây hại đến nhân công. Do đó, hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất luôn coi an toàn lao động và đảm bảo sức khỏe là ưu tiên lớn.

Việc máy móc tự hành những công việc nặng nhọc, khó khăn và thậm chí nguy hiểm giúp giảm thiểu tối đa rủi ro tai nạn lao động. Đồng thời, khi có hệ thống làm việc tự động, nhân công sẽ ít phải tiếp xúc với quá trình sản xuất (có thể sinh ra khí độc, khói bụi, chất thải hóa học…) và được đảm bảo sức khỏe tốt hơn.

3. Kết luận

Những lợi ích thiết thực và vô cùng quan trọng của nhà máy thông minh đã phần nào lý giải được sự phát triển vượt trội của mô hình này so với các nhà máy truyền thống. Trong thời gian tới, hứa hẹn tất cả nhà máy sản xuất tại Việt Nam sẽ đi theo xây dựng mô hình nhà máy thông minh.

Xem thêm: 5 bước xây dựng nhà máy thông minh – Các tính năng nổi bật của Smart Factory

FAQs – Câu hỏi thường gặp

1. Những yếu tố nào để tạo thành một nhà máy thông minh?

Nhà máy thông minh cần những yếu tố sau:

🔺Công nghệ tự động hóa: Hệ thống tự động quản lý quy trình sản xuất, giúp tối ưu hóa hiệu suất và giảm sai sót.
🔺 Mạng liên kết mạnh mẽ: Kết nối mạng ổn định để các thiết bị và máy móc trong nhà máy có thể giao tiếp và trao đổi dữ liệu.
🔺 Cảm biến và IoT: Sử dụng cảm biến thông minh và Internet of Things để giám sát và điều khiển các hoạt động sản xuất.
🔺 Hệ thống quản lý dữ liệu: Lưu trữ và xử lý dữ liệu để theo dõi và phân tích quy trình sản xuất.
🔺 Trí tuệ nhân tạo (AI): Áp dụng AI để dự đoán và tối ưu hóa hoạt động, từ việc dự báo lỗi đến lên lịch bảo trì.
🔺 Robot và tự động hóa: Sử dụng robot và các hệ thống tự động hóa để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất phức tạp.
🔺 An ninh và bảo mật: Đảm bảo an ninh thông tin và hệ thống để bảo vệ dữ liệu và quy trình sản xuất khỏi các mối đe dọa.
🔺 Khả năng linh hoạt và thích ứng: Thiết kế nhà máy linh hoạt, có thể thay đổi để đáp ứng nhanh chóng sự biến đổi của thị trường.
🔺 Người làm việc thông minh: Đào tạo nhân viên để làm việc cùng với công nghệ thông minh, tận dụng trí tuệ của con người.
🔺 Phân tích dữ liệu và tối ưu hóa: Sử dụng phân tích dữ liệu để tối ưu hóa quy trình sản xuất và dự đoán sự cố.

2. Có phải chỉ những tập đoàn lớn mới xây dựng được nhà máy thông minh hay không?

Không nhất thiết chỉ có doanh nghiệp và tập đoàn lớn mới có thể xây dựng nhà máy thông minh. Thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể áp dụng các công nghệ thông minh vào hoạt động sản xuất của họ. Các công nghệ như tự động hóa, cảm biến thông minh, hệ thống quản lý dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và IoT ngày càng trở nên phổ biến và dễ dàng tiếp cận hơn.

Quan trọng là doanh nghiệp cần phải đánh giá cẩn thận và lựa chọn các giải pháp phù hợp với khả năng tài chính và quy mô của họ để đảm bảo rằng việc xây dựng nhà máy thông minh sẽ đem lại hiệu quả kinh tế và cải thiện hoạt động sản xuất của họ.

VDI Creator

Cùng chuyên mục

Yêu cầu tư vấn

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin để được hỗ trợ nhanh nhất

Ứng tuyển