5 bước xây dựng nhà máy thông minh – Tính năng nổi bật của Smart Factory - VDigital
V D I

5 bước xây dựng nhà máy thông minh – Tính năng nổi bật của Smart Factory

Sau khi tìm hiểu về khái niệm và lợi ích mà mô hình nhà máy thông minh đem lại cho doanh nghiệp, để hiểu hơn về hoạt động của mô hình này, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu các bước xây dựng nhà máy thông minh, đồng thời giải thích về các tính năng nổi bật giúp cho nhà máy thông minh ngày càng được ưa chuộng trong các doanh nghiệp sản xuất.

1. Các bước xây dựng nhà máy thông minh

Để tiến hành xây dựng nhà máy thông minh, nhà quản lý phải trải qua các bước quan trọng như sau:

1.1. Bước 1: Nghiên cứu khó khăn tồn tại

Khi mới bước vào xây dựng nhà máy thông minh, các doanh nghiệp đều phải trải qua những khó khăn nhất định như: tốn thời gian để lên kế hoạch, không theo dõi được sát sao hoạt động của nhân công, khó bám sát tiến trình nguyên liệu xuất và nhập kho,… Ngoài ra, các khâu hành chính như tổng hợp số liệu, lên báo cáo,… cũng có những rắc rối riêng.

cac-buoc-xay-dung-nha-may-thong-minh

Khi xây dựng nhà máy thông minh, toàn bộ thông tin và số liệu đều được cập nhật tự động một cách toàn diện, người quản lý từ đó có thể đưa ra các biện pháp cải thiện chất lượng dễ dàng hơn.

Đặc biệt, với các nhà máy chuyên về chế biến thực phẩm hay sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, các nguyên vật  liệu không nên để lâu vì có thể ảnh hưởng tới chất lượng. Nhờ có mô hình nhà máy thông minh, quá trình kiểm tra và giám sát nguyên vật liệu không còn khó khăn nữa.

1.2. Bước 2: Tìm hiểu kỹ về công nghệ

Để có thể thực hiện tích hợp các công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất, các doanh nghiệp cần đảm bảo được tính ổn định, có hướng đi lâu dài và hiệu quả. 

Do vậy, khi tiến hành xây dựng máy thông minh, nhà quản lý cần tìm ra giải pháp tốt nhất để áp dụng vào quá trình giám sát và quản lý sản xuất. Một trong những hệ thống quản trị sản xuất tốt nhất hiện nay có thể kể tới là MES. Hiện nay, hệ thống MES đang đóng vai trò liên kết mọi hoạt động sản xuất trong nhà máy để tạo thành một mô hình thống nhất.

cac-buoc-xay-dung-nha-may-thong-minh

1.3. Bước 3: Tiến hành các thử nghiệm

Để sớm phát hiện ra khó khăn và yếu điểm trong quá trình xây dựng nhà máy thông minh, người quản lý cần tiến hành các thử nghiệm. Khi tìm ra các vấn đề và khắc phục kịp thời, hoạt động sản xuất của nhà máy sẽ được cải thiện và nâng cấp tốt hơn khi đưa vào vận hành chính thức.

Thời gian đầu, các doanh nghiệp sản xuất chỉ nên tiến hành thử nghiệm trên quy mô nhỏ, đảm bảo các lỗi được phát hiện sớm hơn và kinh phí tiết kiệm hơn.

1.4. Bước 4: Cải tiến hệ thống

Các doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt xem nhà máy của mình xảy ra những vấn đề khó khăn gì để sớm đưa ra giải pháp tốt nhất nhằm nâng cấp chất lượng nhà máy lên.

Nhà máy thông minh có thể hỗ trợ con người đưa ra những giải pháp quản lý sản xuất phù hợp nhất. Dựa trên bản kế hoạch sản xuất, lắp đặt thiết bị máy móc, quản lý thời gian, ban lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định có cơ sở vững chắc và đáng tin cậy hơn rất nhiều.

cac-buoc-xay-dung-nha-may-thong-minh

Xét trên nhiều khía cạnh, khi quá trình xây dựng nhà máy thông minh được cải tiến, các nhân viên trong nhà máy sẽ được tiếp cận với công nghệ hiện đại một cách đơn giản và dễ dàng hơn. Họ cũng được học hỏi thêm nhiều kiến thức mới và nâng cao khả năng thích nghi trong các môi trường làm việc khác nhau.

1.5. Bước 5: Lập kế hoạch tài chính dài hạn

Quá trình xây dựng nhà máy thông minh là cả một chặng đường dài, nhất là mỗi khi cần nâng cấp hay cải tiến hệ thống, đòi hỏi người quản lý phải lên kế hoạch chi tiết và rõ ràng. Quan trọng nhất trong bản kế hoạch đó là vấn đề tài chính. Một bản kế hoạch tài chính tốt sẽ giúp đảm bảo việc xây dựng, hoàn thiện và nâng cấp nhà máy không bị vượt quá chi phí dự tính.

2. Tính năng nổi bật khi xây dựng nhà máy thông minh

2.1. Tự động hóa

Đặc trưng cơ bản và dễ thấy nhất khi xây dựng nhà máy thông minh là khả năng tự động hóa sản xuất. Nhờ sự kết hợp giữa công nghệ cảm biến với các máy móc thông minh, quá trình sản xuất gần như không cần tới sự tham gia của nhân công (hoặc có tham gia nhưng rất ít).

cac-buoc-xay-dung-nha-may-thong-minh

2.2. Kết nối

So với các mô hình nhà máy trong các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, tính năng kết nối của nhà máy thông minh rất được quan tâm. Với mục đích xử lý và phân tích các dữ liệu quan trọng, việc xây dựng nhà máy thông minh đã thành công tạo ra một mạng lưới kết nối hiện đại giữa các tầng máy vận hành với các phần mềm chuyên dụng.

2.3. Thông minh

Đặc trưng của việc xây dựng nhà máy thông minh chắc chắn phải có “thông minh”, thể hiện qua việc sử dụng tối ưu các thiết bị thông minh như thiết bị cảm biến, thiết bị quét mã QR code… Thông qua các thiết bị hiện đại này, quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho dây chuyền sản xuất và quản lý hàng hóa đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

2.4. Thời gian thực

Việc xây dựng nhà máy thông minh là sự kết hợp đa chiều giữa máy móc và con người, nhờ vậy mọi công đoạn vận hành và giám sát đều được tiến hành trong thời gian thực. Điều này giúp các doanh nghiệp đạt mức tối ưu hóa hiệu suất và sử dụng nguồn lực  hiệu quả hơn.

cac-buoc-xay-dung-nha-may-thong-minh

2.5. Số hóa

Các doanh nghiệp xây dựng nhà máy thông minh dựa trên 2 hệ thống nền tảng là MES và ERP, nhờ đó có thể thực hiện số hóa toàn bộ quy trình vận hành sản xuất, đảm bảo sự liên kết và thống nhất giữa các phòng ban trong công ty. Các dữ liệu và kết quả thu thập được trong quá trình làm việc cũng được nhất quán và liên kết chặt chẽ hơn.

2.6. Trực quan hóa

Một tính năng quan trọng đi cùng với tính năng số hóa là trực quan hóa. Khi tiến hành xây dựng nhà máy thông minh, chủ yếu người ta sử dụng các phương tiện thiết kế đồ họa để truyền đạt và chia sẻ thông tin, dữ liệu. Chủ yếu các thông tin này được trình bày qua các máy tính bảng công nghiệp nên việc theo dõi vô cùng dễ dàng. Tính năng trực quan hóa cũng giúp doanh nghiệp cập nhật kịp thời tình trạng sản xuất và đưa ra các biện pháp giải quyết khó khăn nhanh chóng.

2.7. Chủ động

Khi xây dựng nhà máy thông minh, 2 đặc điểm quan trọng là dự đoán và lập kế hoạch đã được áp dụng một cách triệt để, giúp nâng cao theo dõi quản lý vật tư, quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra đạt hiệu quả cao hơn.

2.8. Toàn diện

Sau khi thực hiện đầy đủ các công đoạn từ thu thập, phân tích và lên báo cáo, toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được hiển thị thông qua biểu đồ quan sát, giúp người quản lý có cái nhìn toàn diện về hệ thống sản xuất của mình. Các báo cáo này cũng đảm bảo tính nhất quán trong các khâu sản xuất, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược hợp lý và đúng đắn.

cac-buoc-xay-dung-nha-may-thong-minh

2.9. Linh hoạt

Một tính năng khác khi xây dựng nhà máy thông minh là tính linh hoạt. Khi thị trường sản xuất xảy ra biến động, nhà máy sẽ tự thích nghi và thay đổi sao cho đảm bảo cân bằng giữa yếu tố thời gian thực với năng lực sản xuất thực của doanh nghiệp.

2.10. Tối ưu hóa

Nhờ sự ra đời của nhà máy thông minh, các doanh nghiệp không chỉ đạt được năng suất cao hơn mà chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn, nhờ vào tính năng tối ưu hóa chi phí và tiến độ công việc.

3. Kết luận

Xây dựng nhà máy thông minh đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện đầy đủ quy trình các bước, đồng thời nắm vững các tính năng quan trọng của nó. Việc xây dựng một nhà máy mất nhiều thời gian và công sức, tuy nhiên lợi ích to lớn mà mô hình này đem lại cho doanh nghiệp là không thể phủ nhận. Trong tương lai, hứa hẹn tất cả nhà máy tại Việt Nam sẽ được xây dựng theo mô hình nhà máy thông minh.

Xem thêm: Top 8 xu hướng thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay

VDI Creator

Cùng chuyên mục

Yêu cầu tư vấn

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin để được hỗ trợ nhanh nhất

Ứng tuyển