Chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu dẫn tới sự thay đổi, phát triển của rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Nắm bắt được tình hình đó, chuyển đổi số ngành bán lẻ đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng những công nghệ mới để cải thiện trải nghiệm của khách hàng cũng như tăng khả năng cạnh tranh nhằm bắt kịp xu thế, không để bị tụt lại phía sau.
Mục Lục
1. Chuyển đổi số ngành bán lẻ là gì?
Chuyển đổi số ngành bán lẻ là việc chuyển dịch dần mô hình kinh doanh đưa khách hàng lên làm trung tâm, hình thức bán lẻ áp dụng công nghệ, kỹ thuật số được thay thế cho hình thức bán lẻ truyền thống. Để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.
Ngành bán lẻ giữ vai trò rất quan trọng trong việc kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng góp phần đảm bảo chuỗi cung ứng không bị đứt gãy.
Chuyển đổi số ngành bán lẻ ở nước ta đang diễn ra rất mạnh mẽ với nhiều hình thức khác nhau.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương nước ta, doanh thu bán lẻ thông qua thương mại điện tử của Việt Nam năm 2022 ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước, tăng 20% so với năm 2021.
2. Lợi ích của chuyển đổi số đem lại cho ngành bán lẻ
2.1 Nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Người tiêu dùng ngày càng yêu cầu cao từ chất lượng dịch vụ tới sản phẩm để chọn ra những hàng hóa tốt nhất, phù hợp nhất. Nên các doanh nghiệp cần đầu tư để trải nghiệm của khách hàng luôn được đổi mới trước sự cạnh tranh ngày càng gắt gao của thị trường bán lẻ.
Ví dụ các doanh nghiệp ngành bán lẻ về ô tô, nội thất,… trong những năm gần đây đã áp dụng công nghệ thực tế ảo (VR) để giúp khách hàng có những trải nghiệm chân thực nhất về sản phẩm, từ đó đưa ra quyết định phù hợp với nhu cầu và tiêu chuẩn họ mong muốn.
Hay doanh nghiệp có thể tích hợp sử dụng mã QR Code để khách hàng biết thêm các thông tin về nguồn gốc, thành phần, những lưu ý,… đối với sản phẩm.
2.2 Tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí
Việc áp dụng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được những chi phí không thực sự cần thiết như: chi phí thuê cửa hàng, chi phí thuê nhân sự, chi phí tiếp thị không hiệu quả,…
Trong thời kỳ hạn chế tiếp xúc do dịch Covid-19, các nhà bán lẻ truyền thống lao đao vì chưa kịp thích nghi với hoàn cảnh mới thì các doanh nghiệp hoạt động trên nền tảng trực tuyến đã ghi nhận mức doanh thu lớn. Theo báo cáo của Bộ Công thương, thị trường thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 18% ước đạt 11,8 tỷ USD trong năm 2020.
2.3 Thanh toán dễ dàng, nhanh chóng hơn
Việc thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán tự động,… là những hình thức thanh toán được sử dụng nhiều hiện nay với những tiện ích đi kèm. Doanh nghiệp có thể áp dụng trí tuệ nhân tạo hay công nghệ nhiệt hạch cảm biến.
2.4 Quy trình làm việc tối ưu
Xác định được một quy trình phù hợp và tối ưu là yêu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp để tăng tính hiệu quả công việc. Các quy trình trong ngành bán lẻ bao gồm: Quy trình kế toán, quy trình quản lý sản phẩm, quy trình vận chuyển, quản lý nhân sự,… cần được móc nối với nhau một cách nhuần nhuyễn để các khâu hoạt động hiệu quả. Từ đó các bộ phận, phòng ban,… có được một quy trình thống nhất và chuẩn hóa.
Một ví dụ điển hình vào năm 2018 khi Amazon Go – mô hình bán hàng không người bán đầu tiên trên thế giới đã gây sốt. Hệ thống này được áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và nhiệt hạch cảm biến đã giúp khách hàng giảm được thời gian chờ đợi khi mua sắm. Bên cạnh đó, những chiếc Camera theo dõi chi tiết từng hành vi của người mua từ đó thu thập được những dữ liệu liên quan đến khách hàng.
3. Thách thức đặt ra cho chuyển đổi số ngành bán lẻ
– Thói quen mua hàng theo phương thức truyền thống: Dù chuyển đổi số là xu hướng trong thời đại mới và đã đạt được những thành công nhất định nhưng vẫn có một bộ phận người tiêu dùng mua hàng theo phương thức truyền thống. Đặc biệt là người cao tuổi và những người sống ở vùng nông thôn. Khi mà chuyển đổi số vẫn là một cái gì đó khá xa lạ với họ.
– Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty: Mạng lưới các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ rất lớn. Với khoảng 2,3 triệu hộ kinh doanh bán lẻ rải rác trên khắp mọi miền tổ quốc, cũng như hàng ngàn siêu thị, trung tâm thương mại lớn nhỏ,…. Bên cạnh những doanh nghiệp trong nước thì các doanh nghiệp nước ngoài cũng “ồ ạt” vào thị trường Việt Nam với hình thức mua lại, sáp nhập,….
– Hạn chế về tài chính: đặc biệt là đối các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc áp dụng chuyển đổi số cần có kế hoạch triển khai toàn diện để đem lại những lợi ích to lớn. Tuy nhiên đi kèm với chúng là một khoản tiền không nhỏ để đầu tư. Lúc này doanh nghiệp sẽ đặt ra câu hỏi cho chính mình: Huy động vốn như thế nào? Số tiền là bao nhiêu?
4. Đâu là xu hướng chuyển đổi số ngành bán lẻ năm 2023
– Áp dụng công nghệ tiên tiến để tăng trải nghiệm của khách hàng: Công nghệ VR (Virtual Reality – thực tế ảo), công nghệ AR (Augmented Reality – thực tế tăng cường),… luôn là những công nghệ được nhắc tới rất nhiều. Các doanh nghiệp rất chú trọng việc ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến để “chăm sóc” thật tốt cho khách hàng của mình. Việc tạo những trải nghiệm tốt sẽ thu hút để khách hàng quay lại nhiều lần. Công nghệ ngày càng phát triển và liên tục được đổi mới để đáp ứng ngày một tốt hơn những yêu cầu của khách hàng.
– Bán hàng trực tuyến: đang dần trở thành xu hướng bán hàng đặc biệt từ thời điểm đại dịch Covid-19 xuất hiện và hoành hành. Việc hạn chế tiếp xúc là một yêu cầu cơ bản. Tuy nhiên, dần dần việc bán hàng trực tuyến trở thành xu hướng mua sắm trong thời đại mới. Các sàn thương mại điện tử như: Tiki, Lazada, Shopee,… dần trở thành một phần không thể thiếu trong thói quen mua sắm của một bộ phận người dân.
– Xây dựng một quy trình chuẩn hóa cho toàn bộ công ty: Khi có một quy trình hoàn chỉnh và phù hợp với đặc điểm công ty thì hoạt động diễn ra sẽ đồng bộ và ít gặp những chồng chéo công việc giữa các phòng ban, khâu vận hành. Xu hướng này được các nhà quản trị đặc biệt quan tâm khi mà nhu cầu của khách hàng ngày một tăng với yêu cầu ngày càng cao.
5. Kết luận
Chuyển đổi số ngành bán lẻ chính là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp có những bước tiến mang tính đột phá từ việc đưa khách hàng lên làm mục tiêu. VDI tự tin là đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển đổi số chất lượng hàng đầu hiện nay. Để nhận được tư vấn chi tiết vui lòng nhắn tin qua địa chỉ email info@vdigital.vn.
6. FAQs – Các câu hỏi thường gặp
– Bán lẻ qua cửa hàng: Cửa hàng tạp hóa, siêu thị, trung tâm thương mại,…
– Bán lẻ không qua cửa hàng: mô hình này không có cửa hàng hay địa điểm cố định mà chủ yếu thông qua quầy lưu động, máy bán hàng,…
– Bán hàng thông qua bưu chính: Khách hàng sẽ đặt sản phẩm qua điện thoại, máy tính,… và hàng được giao thông qua đường bưu điện.
Quy trình diễn ra theo 3 bước chính:
– Thu thập các dữ liệu về khách hàng
– Chuyển các dữ liệu đã thu thập được thành Insight khách hàng
– Từ Insight phân tích được sẽ tiếp cận khách hàng thông qua: gọi điện, nhắn tin,…
- VDI hợp tác chiến lược với BKACAD về đào tạo nhân tài - Tháng Mười 30, 2024
- VDI tổ chức thành công workshop giới thiệu giải pháp An Toàn Thông Tin - Tháng Chín 26, 2024
- VDI gặp gỡ đối tác công nghệ lớn và họp bàn hợp tác chiến lược - Tháng Chín 18, 2024