Công nghệ số ngày càng phát triển là một trong những yếu tố quan trọng thôi thúc chuyển đổi số doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. Quá trình chuyển đổi số diễn ra được coi là xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp hướng tới trong tương lai, như một cách hiệu quả và cấp thiết để gia tăng hiệu quả hợp tác và tối ưu hóa hiệu suất làm việc.
Vậy làm cách nào để thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp? Các bước trong quy trình thực hiện đó ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
- 1. Thế nào là chuyển đổi số doanh nghiệp?
- 2. Những điều kiện chuẩn bị cho chuyển đổi số doanh nghiệp
- 3. 12 bước thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp thành công
- 3.1. Bước 1: Tập trung vào nhu cầu khách hàng
- 3.2. Bước 2: Xem xét thay đổi cơ cấu tổ chức
- 3.3. Bước 3: Xem xét thay đổi phương thức quản lý
- 3.4. Bước 4: Tiếp nhận những nhà lãnh đạo chuyển đổi
- 3.5. Bước 5: Đưa ra những quyết định về công nghệ
- 3.6. Bước 6: Thực hiện tích hợp
- 3.7. Bước 7: Quan tâm tới trải nghiệm khách hàng nội bộ
- 3.8. Bước 8: Phát triển logistic và chuỗi cung ứng
- 3.9. Bước 9: Tăng cường bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư và đạo đức
- 3.10. Bước 10: Tập trung phát triển sản phẩm dịch vụ và quy trình
- 3.11. Bước 11: Thực hiện số hóa
- 3.12. Bước 12: Quan tâm tới cá nhân hóa
- 4. Kết luận
1. Thế nào là chuyển đổi số doanh nghiệp?
Chuyển đổi số doanh nghiệp là việc doanh nghiệp thay đổi từ mô hình kinh doanh từ phương thức truyền thống sang áp dụng công nghệ số, sử dụng các công nghệ hiện đại như: điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, Big Data, IoT,…
Việc thay đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình doanh nghiệp số là không đơn giản, đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực nắm bắt kiến thức và đổi mới tư duy rất nhiều khía cạnh. Đặc biệt, vì chuyển đổi số doanh nghiệp được xem là xu hướng tất yếu trong tương lai, nên doanh nghiệp cần chú ý thay đổi phương thức điều hành lãnh đạo, thay đổi quy trình làm việc và văn hóa công ty sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
2. Những điều kiện chuẩn bị cho chuyển đổi số doanh nghiệp
Để quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp diễn ra thành công, đạt được hiệu quả tối ưu, các doanh nghiệp dù quy mô lớn hay nhỏ cũng đều cần chú ý chuẩn bị những điều kiện sau:
2.1. Lập kế hoạch cho chuyển đổi số doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần có kế hoạch rõ ràng và thận trọng trước khi tiến hành thực hiện chuyển đổi số. Một kế hoạch tốt chiếm tỷ lệ thành công tới 50%. Do vậy, doanh nghiệp tuyệt đối đừng vội hành động khi chưa thiết lập mục tiêu cụ thể, thay vào đó nên cố gắng xây dựng một bản kế hoạch chi tiết từ đầu.
2.2. Xác định chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần tham khảo các tài liệu chuyên ngành có liên quan đến chuyển đổi số hoặc học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đã chuyển đổi số thành công trước đó. Ngoài ra cần tham khảo cả đối thủ trong ngành của mình để lên được một chiến lược hợp lý và có tính cạnh tranh cao.
2.3. Thực hiện số hóa tài liệu và quy trình kinh doanh
Đây được coi là nhiệm vụ tối quan trọng trong quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp. Kho tài liệu được số hóa tốt sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế và tạo hiệu quả cao trong kinh doanh.
2.4. Chuẩn bị về cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp
Chuyển đổi số doanh nghiệp không nên chỉ tập trung vào chuyên môn mà còn phải chú ý tới cách sử dụng nguồn nhân lực sao cho hợp lý. Doanh nghiệp càng chuẩn bị kỹ trong khâu này thì tương lai nhân viên càng có thể sẵn sàng ứng phó linh hoạt những rủi ro không may xảy ra.
2.5. Nắm bắt công nghệ mới
Theo một số đánh giá, kỹ năng sử dụng công nghệ chiếm đến 80% khả năng thành công trong chuyển đổi số doanh nghiệp. Do vậy, ngay từ bước đầu, các doanh nghiệp cần tìm hiểu thật sâu và lựa chọn nền tảng công nghệ thật tốt, quan trọng phải phù hợp với đặc thù ngành nghề của doanh nghiệp.
3. 12 bước thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp thành công
3.1. Bước 1: Tập trung vào nhu cầu khách hàng
Bước đầu tiên khi thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp là phải tập trung vào phân tích đặc điểm của khách hàng. Thay vì sản phẩm, dịch vụ, cần hiểu được mong muốn và nhu cầu của khách hàng từ đó xác định điều gì là tốt nhất cho họ. Nhờ vậy mới có thể đưa mọi thứ vào tầm nhìn và giúp các bước tiếp theo được trôi chảy hơn.
3.2. Bước 2: Xem xét thay đổi cơ cấu tổ chức
Chuyển đổi số doanh nghiệp cần môi trường văn hóa minh bạch, dám chấp nhận thay đổi, phá bỏ các lỗ hổng và rào cản trong nội bộ. Ban giám đốc điều hành và các nhà lãnh đạo nên vào cuộc với tâm thế sẵn sàng, nỗ lực học hỏi và cải tiến.
3.3. Bước 3: Xem xét thay đổi phương thức quản lý
Nhiều chuyển đổi số doanh nghiệp thất bại vì nhân viên không đồng lòng hỗ trợ và tin theo người quản lý. Mọi người thường có xu hướng sợ hãi thay đổi, ngay cả khi nhìn thấy những lợi ích tiềm năng trong tương lai. Vì vậy, nếu phương thức quản lý cũ không còn phù hợp, doanh nghiệp cần mạnh dạn thay đổi.
3.4. Bước 4: Tiếp nhận những nhà lãnh đạo chuyển đổi
Một nhà lãnh đạo giỏi là người có thể giúp nhân viên yên tâm vượt qua mọi khó khăn của sự thay đổi. Lãnh đạo chuyển đổi phải khiến mọi người tin tưởng vào chiến lược và tuân thủ mục tiêu hành động đã đề ra. Có thể nói mọi nhà quản lý và lãnh đạo đều đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp.
3.5. Bước 5: Đưa ra những quyết định về công nghệ
Hiện nay số nhân lực lao động trong lĩnh vực CNTT ngày càng tăng cao, theo thống kê tại Việt Nam cứ trung bình 15 người thì có tới một nửa là làm việc trong ngành công nghệ. Các nhà lãnh đạo cần tiếp nhận ý kiến của các nhân viên có trên nhiều khía cạnh, tất cả làm việc cùng nhau để đưa ra những quyết định đúng đắn về việc sử dụng công nghệ vào kinh doanh.
3.6. Bước 6: Thực hiện tích hợp
Việc tập trung vào quản lý dữ liệu giúp tích hợp các giải pháp kỹ thuật số hiện đại vào tất cả các lĩnh vực của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp càng lớn thì quá trình tiếp cận dữ liệu số càng phức tạp và mất nhiều thời gian. Cần xây dựng chiến lược tích hợp dữ liệu hợp lý để theo dõi ngay từ những bước đầu.
3.7. Bước 7: Quan tâm tới trải nghiệm khách hàng nội bộ
Chuyển đổi số doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm khách hàng nội bộ, hay chính là trải nghiệm của nhân viên. Việc quan tâm tới phản hồi của nhân viên và cung cấp các giải pháp công nghệ thân thiện sẽ giúp nhân viên có những trải nghiệm tuyệt vời.
3.8. Bước 8: Phát triển logistic và chuỗi cung ứng
Chuyển đổi số doanh nghiệp sẽ không đạt được hiệu quả tốt nếu nó không cải thiện được trải nghiệm và độ tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm/ dịch vụ của mình. Doanh nghiệp cần quan tâm và phát triển dịch vụ hậu cần, vận chuyển thật tốt để nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Hiện nay logistics và chuỗi cung ứng cũng là lĩnh vực rất được quan tâm.
3.9. Bước 9: Tăng cường bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư và đạo đức
Phần lớn người tiêu dùng lo lắng rằng dữ liệu của họ dễ bị vi phạm, thậm chí bị đánh cắp. Vì vậy doanh nghiệp cần lưu ý khi cập nhật các quy trình và hệ thống trong quá trình chuyển đổi số, vấn đề bảo mật dữ liệu phải được chú trọng hàng đầu.
3.10. Bước 10: Tập trung phát triển sản phẩm dịch vụ và quy trình
Chuyển đổi số doanh nghiệp đòi hỏi sự thay đổi liên tục trong tư duy về việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ, cần cập nhật các xu hướng mới và tiếp nhận đóng góp của khách hàng một cách kịp thời. Hiện này các sản phẩm/ dịch vụ đã hiện đại hơn nhiều, tuy nhiên cũng đòi hỏi những phương thức sáng tạo và chất lượng tốt hơn.
3.11. Bước 11: Thực hiện số hóa
Số hóa trong doanh nghiệp là tạo ra sự tích hợp liền mạch giữa sàn kinh doanh kỹ thuật số và các cửa hàng vật lý. Các cửa hàng như Target hay Best Buy dường như đang làm mờ ranh giới số hóa và đời thực, đem lại hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp thực hiện nó.
3.12. Bước 12: Quan tâm tới cá nhân hóa
Người tiêu dùng mong đợi sản phẩm/ dịch vụ được phục vụ theo xu hướng cá nhân hóa. Các doanh nghiệp nên tận dụng các giải pháp kỹ thuật số để thấu hiểu khách hàng hơn đồng thời cung cấp đề xuất phù hợp với nhu cầu riêng của họ.
4. Kết luận
Thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp là một quá trình tất yếu và còn tồn tại nhiều khó khăn. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên có những chiến lược rõ ràng, đúng đắn và thực hiện những bước cơ bản như trên, con đường chuyển đổi số thành công sẽ không còn xa.
Xem thêm: Chuyển đổi số – Cơ hội và thách thức
- VDI tổ chức thành công workshop giới thiệu giải pháp An Toàn Thông Tin - Tháng Chín 26, 2024
- VDI gặp gỡ đối tác công nghệ lớn và họp bàn hợp tác chiến lược - Tháng Chín 18, 2024
- VDI gặp gỡ và trao đổi cùng nhà phân phối Netmark - Tháng Tám 2, 2024