Các doanh nghiệp đặc biệt chuyên về công nghệ rất cần thiết nắm kiến thức về công nghệ tích hợp hệ thống. Bài viết dưới đây VDI sẽ giới thiệu những điều cơ bản về công nghệ tích hợp hệ thống và lợi ích của nó đối với sự vận hành doanh nghiệp hiện nay.
Mục Lục
1. Khái niệm về công nghệ tích hợp hệ thống
Công nghệ tích hợp hệ thống hay SI (System Integration) là một quá trình liên kết nhiều hệ thống con và các phần mềm phụ có chức năng riêng lẻ để tạo ra một hệ thống lớn, cho phép tất cả hệ thống hoạt động thống nhất. Đây giống như một hệ thống cộng sinh giúp đáp ứng và phục vụ các yêu cầu của doanh nghiệp.
Mục đích của việc thực hiện công nghệ tích hợp hệ thống là nhằm nâng cao hiệu suất, chất lượng và hiệu quả lao động trong doanh nghiệp; mục tiêu là liên kết các hệ thống CNTT khác nhau, tránh mất thời gian, công sức khi cần chia sẻ thông tin giữa các bộ phận hoặc giữa cấp dưới và cấp quản lý trong nội bộ công ty.
Tích hợp hệ thống còn giúp kết nối doanh nghiệp với bên thứ ba như nhà cung cấp, khách hàng và cổ đông. Cụ thể, công nghệ tích hợp hệ thống giúp các nhà cung cấp theo dõi nhu cầu nguyên vật liệu, giúp khách hàng theo dõi lượng tồn kho và cổ đông dễ dàng tìm hiểu chính xác tình hình công ty theo thời gian thực.
Những điều kiện này sẽ được đáp ứng một cách đơn giản nếu doanh nghiệp lựa chọn được một nhà cung cấp giải pháp công nghệ tích hợp hệ thống đáng tin cậy.
Xem thêm: Cách lựa chọn nhà cung cấp giải pháp tích hợp phù hợp cho doanh nghiệp
2. Phân loại tích hợp hệ thống
Theo lĩnh vực và mục đích sử dụng, công nghệ tích hợp hệ thống được chia thành 3 loại gồm:
2.1. Tích hợp ứng dụng doanh nghiệp (EAI)
Tích hợp ứng dụng doanh nghiệp (EAI) bao gồm các kế hoạch, phương pháp và phần mềm tích hợp các hệ thống ứng dụng độc lập, có thể cả các ứng dụng bên ngoài, tuân theo chu trình kinh doanh của doanh nghiệp.Ngược với các kỹ thuật tích hợp chức năng hay tích hợp dữ liệu, phương pháp này giúp cho việc cài đặt từng chức năng riêng lẻ trong kinh doanh không bị thay đổi nhiều. Các giao diện sẽ được trừu tượng hóa nhờ vào các bộ tiếp hợp (gọi là adapter).
2.2. Tích hợp dữ liệu (DI)
Tích hợp dữ liệu (Data Integration) là việc kết hợp các dữ liệu không đồng bộ từ nhiều nguồn khác nhau vào một lược đồ chung có thể truy cập, cung cấp cho người dùng hệ thống thông tin tổng thể.
Tích hợp dữ liệu được sử dụng ngày càng phổ biến vì nhu cầu chia sẻ dữ liệu hiện nay đang rất lớn. Mục đích của phương pháp này là giúp đảm bảo việc trao đổi dữ liệu trong hệ thống được hiệu quả hoặc xử lý các công việc tiếp theo theo các luồng công việc định trước như: phân tích, so sánh, thống kê, báo cáo,…
2.3. Tích hợp/ Trao đổi Tài liệu Điện tử (EDI)
Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) cho phép trao đổi tài liệu kinh doanh giữa các công ty ở định dạng tiêu chuẩn. Có thể hiểu EDI là một định dạng điện tử tiêu chuẩn có thể thay thế các tài liệu giấy như đơn đặt hàng hay hóa đơn. Việc tự động hóa các giao dịch trên giấy tờ cho phép các tổ chức tiết kiệm thời gian, công sức, loại bỏ quy trình xử lý dữ liệu thủ công, tránh được sai sót.
3. Các giải pháp tích hợp hệ thống
3.1. Giải pháp xây dựng hạ tầng truyền dẫn IT
Các giải pháp xây dựng hạ tầng IT bao gồm:
- Giải pháp mạng LAN/WAN cho các doanh nghiệp.
- Giải pháp kết nối cho Trung tâm dữ liệu (Data Center)
3.1.1. Giải pháp mạng cho doanh nghiệp
Đây là gói giải pháp cung cấp khả năng kết nối cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đến doanh nghiệp lớn. Giải pháp loại này bao gồm cả phần hệ thống mạng (LAN/WAN), hệ thống tính toán, lưu trữ, ngoài ra còn có các phần mềm hệ thống, các phương án bảo mật theo đúng yêu cầu của khách hàng.
3.1.2. Giải pháp kết nối cho Trung tâm dữ liệu
Nhu cầu tập hợp dữ liệu ngày càng phổ biến, giúp các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trung tâm dữ liệu một cách an toàn. Giải pháp này dễ dàng triển khai và quản lý, tiêu hao năng lượng ít. Các trung tâm dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế hiện nay đều được đảm bảo an toàn và tối ưu hóa chi phí, giúp khách hàng tập trung hóa cơ sở dữ liệu, quản lý từ xa dễ dàng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.2. Giải pháp lưu trữ máy chủ
Thế kỷ XXI được xem là thế kỷ bùng nổ thông tin, cùng với sự phát triển khái niệm Điện toán đám mây (Cloud computing), mang lại cho con người rất nhiều tiện ích, chủ yếu thuộc về hệ thống mạng, hệ thống máy chủ và lưu trữ. Người dùng không cần phải đầu tư một máy tính mạnh với dung lượng lớn nữa. Chỉ cần một chiếc máy tính thông thường có kết nối Internet, người dùng đã hoàn toàn có thể truy xuất và lưu trữ dữ liệu nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi.
4. Lợi ích của công nghệ tích hợp hệ thống đối với doanh nghiệp
4.1. Giúp tăng lợi nhuận doanh nghiệp
Lợi ích chính của công nghệ tích hợp hệ thống là hỗ trợ tổ chức hoạt động trong doanh nghiệp một cách hiệu quả và toàn diện. Khi phải làm việc với các hệ thống và dự án khác nhau, doanh nghiệp sẽ tốn thời gian đáng kể, có thể khiến doanh nghiệp khó tập trung vào các hoạt động hay dự án sinh lời. Công nghệ tích hợp hệ thống giúp tiết kiệm thời gian, đơn giản hoá hoạt động hành chính thủ công, từ đó tạo cơ hội cho doanh nghiệp tập trung hơn vào các dự án tiềm năng.
4.2. Cải thiện khả năng quản lý
Với số lượng lớn dự án diễn ra cùng lúc, việc kiểm soát và quản lý trong doanh nghiệp sẽ trở nên rất phức tạp. Việc xử lý từng dự án không chỉ tốn thời gian mà còn có thể hiệu quả không cao. Công nghệ tích hợp hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện và phương án xử lý phù hợp, giúp quản lý doanh nghiệp một cách nhịp nhàng, hiệu quả.
4.3. Giảm chi phí cho doanh nghiệp
Chi phí để duy trì hệ thống hoạt động liên tục trong doanh nghiệp có thể rất lớn. Mỗi hệ thống yêu cầu những hỗ trợ nhất định, nên việc nâng cấp và tu sửa hệ thống riêng lẻ sẽ gây tốn kém lớn. Công nghệ tích hợp hệ thống sẽ giúp tối ưu hóa quản lý hệ thống và tối thiểu hóa chi phí vận hành.
4.4. Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Công nghệ tích hợp hệ thống giúp nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của người tiêu dùng thông qua việc giảm thời gian xử lý, cải thiện chất lượng hàng hoá dịch vụ, tiếp nhận đóng góp ý kiến của khách hàng ngay lập tức.
5. Kết luận
Tích hợp hệ thống đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, vì vậy việc lựa chọn được một nhà cung cấp tốt là điều vô cùng quan trọng. VDI tự hào với hơn 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển, cung cấp giải pháp công nghệ tích hợp hệ thống chất lượng cao cho doanh nghiệp.
Xem thêm:Các mô hình tích hợp hệ thống
- VDI gặp gỡ và trao đổi cùng nhà phân phối Netmark - Tháng Tám 2, 2024
- VDI nhận giải The Best Performance Solution Provider of the Year FY24 của Dell Technologies - Tháng Bảy 19, 2024
- VDI tổ chức đào tạo cho khách hàng Viettel Networks - Tháng Bảy 4, 2024