Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang thực hiện chuyển đổi số nhưng chưa nắm rõ nên làm những gì và bắt đầu như thế nào để có thể đi đúng hướng. Thông qua bài viết dưới đây, VDI sẽ đưa ra top 6 lưu ý cho doanh nghiệp khi bắt đầu chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội tốt và vững vàng hơn trên con đường này.
Mục Lục
- 1. Những lưu ý cho doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi số
- 1.1. Tận dụng các công nghệ kỹ thuật số hiệu quả
- 1.2. Đầu tư nguồn lực con người đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi số
- 1.3. Sẵn sàng cho việc thay đổi, cởi mở và quyết tâm khi thực hiện chuyển đổi số
- 1.4. Khai thác và quản lý hệ thống dữ liệu doanh nghiệp
- 1.5. Đảm bảo tính an ninh và bảo mật cho hệ thống kỹ thuật số
- 1.6. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cởi mở với chuyển đổi số
- 2. Kết luận
- 3. FAQs – các câu hỏi thường gặp
1. Những lưu ý cho doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi số
1.1. Tận dụng các công nghệ kỹ thuật số hiệu quả
Việc áp dụng công nghệ mới vào doanh nghiệp sẽ mở ra cánh cửa giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp đó tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng. Hơn nữa, việc áp dụng công nghệ kỹ thuật cũng sẽ là bàn đạp để doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư và sử dụng các nền tảng công nghệ tiên tiến. Nhằm tối đa hóa trải nghiệm cho khách hàng và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp được nâng tầm.
Việc vận dụng tối đa các công nghệ hiện đại vào chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong mô hình quản lý, kinh doanh. Vai trò của các lãnh đạo doanh nghiệp là phải hiểu mục đích và khả năng các công nghệ, sử dụng dữ liệu lớn của doanh nghiệp nhằm tạo ra những giá trị cốt lõi tốt nhất. Điều này đem lại rất nhiều mặt tích cực như: cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng hiệu suất làm việc của nhân viên.
1.2. Đầu tư nguồn lực con người đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi số
Đối với chuyển đổi số thì con người luôn là yếu tố trọng tâm trong quá trình thực hiện của doanh nghiệp. Hoạt động chuyển đổi số cũng chính là để phục vụ cho hoạt động cho con người, nâng cao công suất cho các cá nhân trong tổ chức, tối ưu sức lao động.
Hơn thế nữa, để thực hiện chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu hiệu quả, thì cần đội ngũ nhân sự cũng đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao về công nghệ, kỹ thuật số để xây dựng được chiến lược chuyển đổi số thành công.
1.3. Sẵn sàng cho việc thay đổi, cởi mở và quyết tâm khi thực hiện chuyển đổi số
Điều khó khăn nhất để thực hiện và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra suôn sẻ là nằm ở tính cam kết. Việc hiểu và và việc thực hiện là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Nhiều doanh nghiệp nhận thức rất rõ ràng tầm quan trọng của chuyển đổi số tuy nhiên khâu thực hiện chỉ ở mức độ cầm chừng, chưa tới nơi một phần do các rào cản như thiếu hụt nguồn lực, công nghệ,…
Vì thế khi bắt đầu thực hiện chuyển đổi số cần có sự nhất quán, kiên trì và cam kết chặt chẽ từ lãnh đạo đến các nhân viên. Khi đó, hoạt động chuyển đổi số mới thuận lợi hơn và cơ hội thành công cao hơn.
1.4. Khai thác và quản lý hệ thống dữ liệu doanh nghiệp
Để khai thác thông tin nội bộ của doanh nghiệp/ tổ chức một cách hiệu quả và khoa học thì việc áp dụng dữ liệu đám mây và phân tích dữ liệu lớn là điều cần thiết. Việc lưu trữ này không những giúp cho các thông tin liên kết với nhau chặt chẽ hơn mà còn thể hiện tình trạng của doanh nghiệp, nhanh chóng thích nghi với những biến đổi của thị trường.
1.5. Đảm bảo tính an ninh và bảo mật cho hệ thống kỹ thuật số
Vì môi trường số vô cùng rộng lớn và có nhiều rủi ro, vì thế thách thức đặt ra cho doanh nghiệp khi chuyển đổi số là không hề nhỏ. Doanh nghiệp cần phải đảm bảo tính bảo mật thông tin cả cho doanh nghiệp lẫn khách hàng. Hệ thống dữ liệu và thông tin cần được bảo vệ đúng cách, sử dụng và quy trình khai thác khoa học, có chiến lược phân quyền.
1.6. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cởi mở với chuyển đổi số
Theo một khảo sát thực hiện bởi Progress vào năm 2016, 47% trong số giám đốc điều hành toàn cầu được tham gia cho biết rằng: “một trong các thách thức lớn nhất để thích ứng với chuyển đổi số là văn hóa doanh nghiệp không thích rủi ro”. Để giải quyết vấn đề này, một số giải pháp cần được triển khai như: chuyển đổi số phải được đón nhận trong các chính sách hoặc nhấn mạnh trong các giá trị cốt lõi của công ty. Người điều hành doanh nghiệp/tổ chức cần chia sẻ những lợi ích và quyền lợi để thuyết phục các thành viên trong tổ chức của mình công khai ủng hộ chuyển đổi số.
2. Kết luận
Trên đây là 6 lưu ý cho doanh nghiệp khi bắt đầu chuyển đổi số mà VDI đã tổng hợp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho các doanh nghiệp/ tổ chức bắt đầu hành trình chuyển đổi số có góc nhìn mới mẻ hơn, triển khai chuyển đổi số nhanh gọn và hiệu quả hơn. VDI tự hào là công ty cung cấp dịch vụ chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam. Mọi thông tin chi tiết quý đọc giả có thể liên hệ qua địa chỉ email info@vdigital.vn.
3. FAQs – các câu hỏi thường gặp
1/ Điểm giống nhau giữa chuyển đổi số và số hóa
Chuyển đổi số và số hoá là 2 khái niệm hoàn toàn độc lập và khác nhau. Tuy nhiên, 2 khái niệm này đều có 1 điểm chung đó là ứng dụng công nghệ vào quy trình vận hành của doanh nghiệp/tổ chức giúp cho doanh nghiệp đổi mới tăng hiệu suất cả chất lượng lẫn số lượng.
2/ Tại sao nói số hóa là bước đệm để doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số?
Số hóa chính là bước đệm để doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số là vì số hóa giúp cho doanh nghiệp chuẩn bị dữ liệu, nền tảng cũng như bước đầu để làm quen với các hoạt động của chuyển đổi số. Giai đoạn số hóa thành công, các dữ liệu hoạt động được tập trung được tìm kiếm, trích xuất dễ dàng hơn không phân bố rải rác như trước khi chưa số hóa.
Các dữ liệu được tổng hợp ở giai đoạn số hóa là một yếu tố quan trọng nhất giúp doanh nghiệp nắm bắt và khởi động hành trình chuyển đổi số.
- VDI hợp tác chiến lược với BKACAD về đào tạo nhân tài - Tháng Mười 30, 2024
- VDI tổ chức thành công workshop giới thiệu giải pháp An Toàn Thông Tin - Tháng Chín 26, 2024
- VDI gặp gỡ đối tác công nghệ lớn và họp bàn hợp tác chiến lược - Tháng Chín 18, 2024