Chuyển đổi số ngành giáo dục – Thực trạng và giải pháp - VDigital
V D I

, ,

Chuyển đổi số ngành giáo dục – Thực trạng và giải pháp

Xu hướng chuyển đổi số đa ngành đang ngày càng phát triển, trong đó ngành giáo dục luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc. Trong thời gian đại dịch COVID-19 diễn ra, xu hướng chuyển đổi số ngành giáo dục đặc biệt được đẩy mạnh, điển hình là việc học trực tuyến cho tất cả các cấp.

Cùng tìm hiểu thực trạng chuyển đổi số ngành giáo dục tại Việt Nam để từ đó đưa ra một số giải pháp thúc đẩy trong thời gian tới.

1. Chuyển đổi số ngành giáo dục là gì?

Chuyển đổi số ngành giáo dục là việc áp dụng công nghệ kỹ thuật cho mục đích đào tạo và giảng dạy trong môi trường giáo dục. Có 3 ứng dụng phổ biến của chuyển đổi số lĩnh vực này gồm: Ứng dụng công nghệ trong phương thức giảng dạy, ứng dụng công nghệ trong quản lý đào tạo và ứng dụng công nghệ trong thực tế lớp học.

chuyen-doi-so-nganh-giao-duc

Chuyển đổi số ngành giáo dục yêu cầu một nền tảng công nghệ mạnh mẽ thống nhất trên phạm vi cả nước để tất cả mọi người quan tâm tới giáo dục đào tạo đều có thể tham gia. Tài nguyên số và tài liệu học thuật cũng cần tích hợp trên nền tảng công nghệ thống nhất để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Trong chuyển đổi số ngành giáo dục, nhân lực là vấn đề được ưu tiên hàng đầu.

2. Các mục tiêu chuyển đổi số ngành giáo dục

2.1. Tạo môi trường giáo dục linh hoạt hơn

Nhờ xu hướng học trực tuyến, công nghệ đã mở ra một không gian học tập mới vô cùng linh hoạt – nơi mà người học có thể tiếp thu kiến thức một cách thuận tiện và dễ dàng trên các thiết bị điện tử. Điều này giống như mở ra một nền giáo dục mở – mới mẻ và hiện đại.

Ở mọi thời điểm, tại bất kỳ đâu, tất cả mọi người đều tiếp nhận được thông tin kiến thức một cách đa dạng và nhanh chóng. Công nghệ số giúp loại bỏ hết giới hạn về khoảng cách và thời gian, tối ưu vấn đề học tập.

2.2. Truy cập tài liệu học tập không giới hạn

Công nghệ số đang dần xây dựng kho tài liệu học tập khổng lồ, giúp học sinh truy cập vào các tài nguyên trực tuyến một cách dễ dàng và nhanh chóng. Người học không cần đến thư viện hay mua tài liệu giấy nữa, mọi thứ đều khai thác được qua các thiết bị trực tuyến.

Bên cạnh đó, chuyển đổi số cũng giúp chia sẻ tài liệu, giáo trình giữa học viên và giáo viên trở nên dễ dàng và ít tốn kém chi phí in ấn.

chuyen-doi-so-nganh-giao-duc

2.3. Tăng tính tương tác và trải nghiệm thực tế

Chuyển đổi số ngành giáo dục điển hình với việc học trực tuyến đang giúp nâng cao tính tương tác giữa người học và người dạy. Đôi khi tương tác qua màn hình giúp người học thoải mái bộc lộ cảm xúc và ý kiến tốt hơn là đối thoại trực tiếp.

Ngoài ra, ngày càng nhiều công nghệ như ứng dụng thực tế ảo VR, thực tế tăng cường AR đã góp phần tạo ra những trải nghiệm thực tế  vô cùng “thật” cho người học. So với phương pháp học truyền thống chỉ có thể học lý thuyết trên sách vở, công nghệ VR đưa đến trải nghiệm đa dạng và hiện đại hơn.

2.4. Nâng cao chất lượng giáo dục

Chuyển đối số ngành giáo dục đang tạo ra thời đại mới nơi mà người dạy và người học được trao quyền để sử dụng công nghệ toàn diện. Các thành tựu công nghệ như Trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data, Internet vạn vật (IoT) hay Blockchain giúp xây dựng hệ thống học tập và kho dữ liệu khổng lồ, tạo môi trường học tập trực tuyến rộng mở và dễ dàng cho tất cả mọi người.

Xây dựng hồ sơ học viên, theo dõi chương trình học, lên kế hoạch giảng dạy, điều phối bài giảng tới các đối tượng học viên khác nhau,…là những thành tựu mà công nghệ số đã và đang đóng góp rất lớn cho nền giáo dục.

chuyen-doi-so-nganh-giao-duc

2.5. Giảm chi phí đào tạo

Giáo dục trực tuyến đang mở ra cơ hội học tập với chi phí rẻ hơn nhiều lần so với phương pháp học truyền thống, do được cắt giảm tối đa các chi phí liên quan đến thuê mặt bằng, xây dựng cơ sở vật chất, trang bị các trang thiết bị,…

Chuyển đổi số giúp người học có thêm nhiều sự lựa chọn. Hiện nay rất nhiều người ưa chuộng các khóa học E-learning vừa rẻ vừa thuận tiện hơn về thời gian. Có nhiều khóa học về nhiều lĩnh vực cho người học thoải mái lựa chọn, giúp nâng cao hiệu quả học tập.

3. Thực trạng chuyển đổi số ngành giáo dục tại Việt Nam

3.1. Những thành tích đạt được

3.1.1. Về vấn đề quản lý

Toàn ngành giáo dục đã triển khai số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ Trung ương đến 63 sở GDĐT, 710 phòng GDĐT và khoảng 53.000 cơ sở giáo dục. Hiện nay đã số hóa và định danh dữ liệu của khoảng 53.000 trường học, 1,4 triệu giáo viên, 23 triệu học sinh.

Khối phổ thông khoảng 82% các trường sử dụng phần mềm quản lý trường học, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử và hầu hết các cơ sở giáo dục đại học đều sử dụng phần mềm quản trị nhà trường. 

Hệ thống quản lý hành chính điện tử kết nối 63 sở GDĐT và hơn 300 trường đại học, cao đẳng trên cả nước với Bộ GDĐT hoạt động thông suốt, ổn định, phát huy hiệu quả tích cực.

3.1.2. Về công tác dạy và học

Giáo viên cả nước được huy động tham gia đóng góp và chia sẻ tài liệu học tập vào kho học liệu số toàn ngành; đăng tải lên Hệ tri thức Việt số hóa hơn 5.000 bài giảng điện tử đã qua kiểm tra chất lượng, kho luận văn tiến sĩ với gần 7.000 bài luận, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm hơn 30.000 câu hỏi… Đây là bước tiến lớn giúp xây dựng xã hội học tập hiện đại và đẩy mạnh thông điệp học suốt đời.

chuyen-doi-so-nganh-giao-duc

3.1.3. Về nguồn nhân lực giảng dạy

Ở bậc phổ thông, để thực hiện chương trình giáo dục đẩy mạnh nền tảng về công nghệ thông tin, cụ thể môn Tin học sẽ được đưa vào học bắt buộc ngay từ lớp 3.

Ở bậc đại học, triển khai mục tiêu đào tạo nhân lực ngành CNTT, giúp các trường đại học và cơ sở đào tạo tăng cơ hội hợp tác với doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế.

3.2. Những khó khăn còn tồn tại

3.2.1. Về cơ sở hạ tầng

Ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, hạ tầng mạng và các trang thiết bị CNTT như máy tính, điện thoại thông minh, đường truyền internet còn lạc hậu, chưa đồng bộ. Điều này dẫn đến sự bất bình đẳng về cơ hội học tập và việc tiếp cận kiến thức giữa người học ở các vùng khác nhau.

3.2.2. Về nguồn dữ liệu học tập

Công cuộc số hóa, xây dựng, cập nhật tài liệu, đánh giá, chia sẻ đều đòi hỏi sự đầu tư lớn về nhân lực (gồm cả nhân lực quản lý và nhân lực triển khai) cũng như tài chính. Vì vậy hiện nay vấn đề xây dựng học liệu số còn thiếu chuyên nghiệp, chưa vào nền nếp gây khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng và nội dung học. 

Hệ thống giải pháp học tập VLE/LMS có tính tương tác cao nhưng hiện tại triển khai chưa đều, thiếu sự đồng bộ và chia sẻ rộng rãi tới các đơn vị.

chuyen-doi-so-nganh-giao-duc

4. Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số ngành giáo dục

4.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số ngành giáo dục

Cần nâng cao nhận thức, phổ cập tư tưởng cho từng giáo viên, giảng viên về tầm quan trọng của chuyển đổi số và sự cấp thiết trong việc chuyển đổi số ngành giáo dục.

Cần bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng trong việc ứng dụng công nghệ số vào giảng dạy cho toàn thể giáo viên, giảng viên, hướng đến mục tiêu chuyển đổi số năm 2030.

4.2. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu trong giáo dục

Cần chú trọng triển khai hệ thống tài liệu học tập đồng bộ trong giáo dục, từng bước chuyển đổi tài liệu giấy truyền thống trở thành văn bản điện tử để thuận tiện hơn cho việc lưu trữ và quản lý.

4.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng số hóa

Hạ tầng mạng và trang thiết bị công nghệ cần liên tục cập nhật và đổi mới, ưu tiên thực hiện tại những khu vực có kết nối internet kém để thực hiện thu hẹp khoảng cách vùng miền. Với vấn đề này có thể cân nhắc việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài hay huy động các nguồn lực nhàn rỗi xã hội.

chuyen-doi-so-nganh-giao-duc

4.4. Hoàn thiện về hệ thống pháp lý

Hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp lý giúp cho việc quản lý giáo dục dễ theo dõi và thuận tiện hơn. Các quy định cần được thống nhất bao gồm:

  • Vấn đề khai thác và chia sẻ dữ liệu
  • Các hình thức giảng dạy
  • Quản lý các khóa học trực tuyến đa lĩnh vực
  • Các điều kiện mở trường học mới

5. Kết luận

Giáo dục là lĩnh vực quan trọng hàng đầu trong công tác chuyển đổi số đa lĩnh vực của Chính phủ. Để áp dụng triệt để các tài nguyên số và ứng dụng công nghệ số tới mọi ngóc ngách của ngành, cần cập nhật xu hướng chuyển đổi số liên tục và không ngừng học hỏi từ những quốc gia phát triển hơn.

Xem thêm: Chuyển đổi số ngành y tế – Xu hướng trên thế giới và tại Việt Nam

VDI Creator

Cùng chuyên mục

Yêu cầu tư vấn

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin để được hỗ trợ nhanh nhất

Ứng tuyển