Mục Lục
1. Tại sao chuyển đổi số là xu thế tất yếu?
Tính tất yếu của chuyển đổi số đến từ sự toàn cầu hóa của Cách mạng công nghiệp 4.0, khả năng tác động của công nghệ đến các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Chuyển đổi số là một xu thế mang tính khách quan, nó yêu cầu mọi quốc gia, mọi lĩnh vực phải thích ứng và tuân thủ để không bị lạc hậu hoặc bị loại trừ.
Chính phủ Việt Nam đã xác định Chuyển đổi số là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng và bắt buộc đối với hệ thống chính trị và xã hội, đồng thời cũng là hướng đi tất yếu cho mọi doanh nghiệp. Chuyển đổi số góp phần đẩy mạnh kinh tế tăng trưởng, cải thiện hiệu suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tối ưu hóa quy trình, chi phí vận hành và hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi của nền kinh tế số.
2. Chuyển đổi số đang dần thay đổi những gì trong doanh nghiệp?
Chuyển đổi số tác động đến doanh nghiệp bằng cách thay đổi cách thức hoạt động, quy trình kinh doanh và tương tác với khách hàng thông qua áp dụng công nghệ, giải pháp kỹ thuật số. Dưới đây là một vài ví dụ về sự tác động của chuyển đổi số đến quy trình vận hành doanh nghiệp.
2.1 Tác động đến quá trình quản lý và chuỗi cung ứng
Nếu trước đây các công ty sử dụng quy trình thủ công để theo dõi, quản lý quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng, thì nhờ chuyển đổi số, quy trình vận hành đó đã được cải thiện. Công việc thủ công được thay thế bằng các hệ thống tự động, giúp giảm thiểu sai sót và tăng cường năng suất lao động. Công nghệ blockchain và trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện khả năng theo dõi, quản lý và truy xuất thông tin trong chuỗi cung ứng. Nhờ đó, các thông tin về nguồn gốc, vận chuyển và lưu trữ hàng hóa có thể được ghi lại một cách chính xác và minh bạch.
2.2 Quản lý dữ liệu và phân tích áa2222
Chuyển đổi số đã thay đổi cách doanh nghiệp quản lý và phân tích kho dữ liệu. Trước chuyển đổi số, dữ liệu thường được lưu trữ trên giấy tờ, tệp tin hoặc thư mục trên máy tính. Nhiều dữ liệu giá trị cho doanh nghiệp không được tận dụng tối đa do dữ liệu bị phân tán và hệ thống lưu trữ không tập trung.
Công nghệ số đã cho phép dữ liệu được thu thập liên tục và tự động từ nhiều nguồn khác nhau, đồng thời được làm sạch, chuẩn hóa và trực quan hóa bằng các biểu đồ có ý nghĩa. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể nhận biết chính xác xu hướng của thị trường và đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý.
2.3 Tạo ra dịch vụ mới hoặc cung cấp dịch vụ đã có theo cách mới
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là sự ứng dụng công nghệ kỹ thuật nhằm nâng cấp quy trình và mô hình hoạt động, từ đó đem lại dịch vụ hoặc sản phẩm hoàn toàn mới. Ví dụ với một công ty bán lẻ, nếu trước đây khách hàng của công ty cần đến trực tiếp cửa hàng để mua hàng hóa và trả tiền mặt, thì khi công ty chuyển đổi số, khách hàng có thể đặt hàng trực tuyến, thanh toán qua ứng dụng và nhận giao hàng tại nhà.
3. Cơ hội của doanh nghiệp trong thời kỳ số3mckca
Những đột phá to lớn từ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đã và đang mở ra vô vàn cơ hội để các doanh nghiệp bứt phá.
3.1 Tối ưu hóa quy trình và hoạt động quản trị
Một trong những lợi ích của chuyển đổi số trong doanh nghiệp là giảm chi phí vận hành và gia tăng lợi nhuận. Bằng cách lược bỏ các thao tác thủ công và thay thế bằng quy trình tự động hóa, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa nguồn lực với mức chi phí phù hợp nhất.
3.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh
Bên cạnh lợi ích về chi phí, chuyển đổi số còn giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa dữ liệu khách hàng. Dữ liệu là tài sản của doanh nghiệp, và chuyển đổi số cho phép doanh nghiệp áp dụng các công nghệ tiên tiến để tận dụng tài sản đó một cách tối ưu. Việc khai thác nguồn dữ liệu khổng lồ từ môi trường số có thể giúp doanh nghiệp hiểu đúng về xu hướng của thị trường, mở rộng tệp khách hàng, phát triển chiến lược kinh doanh hiệu quả. Công cụ công nghệ giúp số hóa tài liệu lưu trữ, tổng hợp và trực quan hóa dữ liệu thành các biểu đồ, bảng biểu có ý nghĩa, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn.
3.3 Cơ hội mở rộng thị trường
Chuyển đổi số đang dần thay đổi cách doanh nghiệp tiếp cận với các cơ hội kinh doanh mới, mở rộng thị trường tiềm năng mà họ không thể tiếp cận được trước đây. Trước chuyển đổi số, phạm vi tệp khách hàng của doanh nghiệp thường hẹp và hạn chế. Tuy nhiên, sau khi áp dụng công nghệ số, phạm vi tiếp cận đã được mở rộng theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, thông qua nền tảng phân phối trực tuyến, doanh nghiệp có thể quảng cáo, tiếp thị và tương tác hiệu quả với khách hàng. Thực tế cho thấy doanh thu từ thương mại điện tử đã tăng trưởng đáng kể nhờ sự phủ sóng của công nghệ và các ứng dụng mua sắm trực tuyến. Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp mở rộng thị trường một cách hiệu quả.
4. Kết luận
Như vậy, qua bài viết này, chúng ta đã nắm được Chuyển đổi số đang dần thay đổi những gì, đồng thời hiểu rõ hơn những cơ hội của doanh nghiệp trong thời kỳ số. Để nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng với xu thế tất yếu của xã hội, doanh nghiệp sẽ cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số càng sớm càng tốt. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu nâng cao vị thế doanh nghiệp trên thị trường, mở rộng hoặc chuyển hướng hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần chuẩn bị một kế hoạch chuyển đổi số phù hợp.
Những giải pháp tích hợp hệ thống và chuyển đổi số VDI cung cấp có thể giúp doanh nghiệp của bạn nắm bắt được cơ hội bứt phá trên thị trường. Hãy liên hệ ngay với VDI hoặc gửi email cho chúng tôi qua info@vdigital.vn để nhận được tư vấn miễn phí và demo các giải pháp chuyển đổi số!
- VDI hợp tác chiến lược với BKACAD về đào tạo nhân tài - Tháng Mười 30, 2024
- VDI tổ chức thành công workshop giới thiệu giải pháp An Toàn Thông Tin - Tháng Chín 26, 2024
- VDI gặp gỡ đối tác công nghệ lớn và họp bàn hợp tác chiến lược - Tháng Chín 18, 2024