Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã dẫn tới sự ra đời của hàng loạt các phát minh, nghiên cứu vĩ đại. Nhưng mặt trái của chúng là vấn đề về đánh cắp dữ liệu, rò rỉ thông tin. Đây luôn là mối quan tâm hàng đầu của cả các cá nhân, doanh nghiệp cũng như nhà nước. Vậy tình hình an ninh mạng nước ta đã diễn ra như thế nào? Xu hướng sẽ ra sao? Hãy cùng VDI tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
1. An ninh mạng là gì?
An ninh mạng (Cyber Security) là hoạt động với mục đích bảo vệ sự an toàn cho các ứng dụng, phần mềm,… trước sự tấn công mạnh mẽ của hacker từ việc lợi dụng lỗ hổng bảo mật. Các nhà cung cấp dịch vụ an ninh mạng sử dụng nghiệp vụ của mình để ngăn chặn sự truy cập bất hợp pháp. Từ đó đảm bảo hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp được thông suốt.
Hiện nay, an ninh mạng là vấn đề nóng luôn được cả các doanh nghiệp và nhà nước quan tâm. Họ không ngừng phát triển các phần mềm, hệ thống an ninh bảo mật dữ liệu trước sự biến hóa khôn lường của các hình thức tấn công mạng.
2. Tầm quan trọng của bảo mật an ninh mạng
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ như hiện nay thì các thiết bị điện tử cá nhân: máy tính xách tay, điện thoại thông minh,… là những “vật bất ly thân” đối với mỗi người. Nhưng từ đây những mối lo về bảo mật thông tin dần xuất hiện.
Để sử dụng những tiện ích trên không gian mạng, con người dần dần đưa các thông tin cá nhân, dữ liệu phục vụ công việc,… lên các ứng dụng, phần mềm. Những thông tin này không thể đảm bảo chắc chắn 100% sẽ được bảo mật tuyệt đối và không bị kẻ xấu lợi dụng.
Các chủ thể cần áp dụng những biện pháp tốt và phù hợp để giảm thiểu tối đa những thiệt hại do tấn công mạng gây ra.
Tấn công mạng xuất hiện ngày càng nhiều với các thủ đoạn vô cùng tinh vi như: malware, SQL Injection, Zero-day Attack,… nên thách thức đặt ra với các doanh nghiệp, nhà nước là không ngừng phát triển mạng lưới, bảo đảm an ninh mạng.
3. Những nét nổi bật về tình hình an ninh mạng Việt Nam trong vòng 3 năm qua
3.1 Những thành tựu đạt được
Trong kỳ đánh giá gần nhất vào năm 2020, Việt Nam lọt top 25 về Chỉ số an toàn, an ninh mạng ATANM – GCI do ITU (Liên minh Viễn thông Quốc tế) đánh giá.
Trong năm 2022 đã diễn ra nhiều hội thảo, chuyên đề về an toàn thông tin như: Phê duyệt Quyết định số 964/QĐ-TTg về chiến lược an toàn, an ninh mạng Quốc gia, ứng phó với những thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Hội thảo quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2022 lần thứ 15. Hội thảo nghiên cứu ứng dụng mật mã và an toàn thông tin năm 2022,…
Cục an toàn thông tin năm vừa qua đã ngăn chặn khoảng 2.328 website lừa đảo, 986 địa chỉ mạng có nội dung vi phạm pháp luật, 76 website có hành vi phát tán mã độc cũng như 915 địa chỉ máy chủ điều khiển mạng Botnet (mạng máy tính ma).
Trong quý I/2023, theo hội nghị trực tuyến giao ban quản lý Nhà nước, doanh thu an toàn thông tin mạng đạt 252,8 tỷ đồng với mức lợi nhuận 20,22 tỷ đồng.
3.2 Những vấn đề cần khắc phục
An toàn thông tin mạng diễn ra rất phức tạp và biến hóa khôn lường.
Theo báo cáo do BKAV thực hiện, thiệt hại do Virus máy tính gây ra trong năm 2022 là 21,2 nghìn tỷ đồng (tương đương 883 triệu USD).
Tại triển lãm Ngày an toàn thông tin Việt Nam năm 2022, Chủ Tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (ANISA) – Ông Nguyễn Thành Hưng đã đưa ra thông tin về cuộc khảo sát 135 tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam đã cho kết quả đáng lo ngại:
– 76% các doanh nghiệp thiếu hụt nhân lực an toàn thông tin đáp ứng nhu cầu thực tế.
– Trung bình cứ 4 doanh nghiệp thì từng có một lần bị gián đoạn hoạt động do tấn công mạng gây ra.
– 68% doanh nghiệp không đủ kinh phí cho đầu tư đảm bảo an toàn dữ liệu.
– Mã độc APT đã nhiễm ở 180.000 máy tính của các cơ quan, tổ chức tại nước ta.
Loại mã độc PasswordStealer với hơn 15.000 biến thể đã lây nhiễm 525.000 máy tính dù cho có xác thực hai lớp làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của loại bảo mật thông tin này đã chiếm đoạt hàng loạt các ví điện tử, tài khoản ngân hàng, gmail.
Từ con số gần 1.000 (năm 2021) đã tăng lên hơn 14.500 (năm 2022) máy chủ nhiễm ransomware đặc biệt là mục tiêu nhắm vào các máy chủ chứa dữ liệu kế toán.
4. Xu hướng an ninh mạng Việt Nam 2024
Tấn công từ chối dịch vụ (DoS&DDoS): Trong năm vừa qua, hình thức tấn công mạng này tăng mạnh đưa các doanh nghiệp tài chính, cơ quan chính phủ vào “tầm ngắm” với số lượng tăng đột biến. Nên không khó để có thể dự báo được rằng trong năm 2023 hình thức tấn công này tăng rất mạnh. Các hacker không ngừng truy tìm lỗ hổng trong bảo mật để tấn công. Các tổ chức, doanh nghiệp nên tìm đến các công ty cung cấp dịch vụ bảo mật chất lượng để có những biện pháp phù hợp với từng công ty.
Lừa đảo qua Internet với nhiều biến tướng: Các đối tượng lừa đảo sử dụng các số điện thoại nước ngoài, nhắn tin, gọi điện hay thêm vào các nhóm chat lừa đảo. Các cơ quan chức năng nên kiểm soát chặt chẽ sim số điện thoại tránh các sim rác không được đăng ký chính chủ, hay xóa các tài khoản mạng xã hội lừa đảo. Các hình thức như thông báo trúng thưởng, nhận ưu đãi, giả mạo các thương hiệu nổi tiếng hay sử dụng trạm phát sóng di động giả ngày càng tăng mạnh.
Tấn công có chủ đích: hình thức tấn công này nhắm thẳng tới các cơ quan chính phủ, các tập đoàn lớn. Email Server chứa các thông tin mật luôn được quan tâm và đưa vào “tầm ngắm” nhiều. Đây chính là thách thức lớn đặt ra với các doanh nghiệp và nhà nước để các dữ liệu quan trọng này không bị lọt ra ngoài. Xu hướng của tấn công có chủ đích là các công nghệ mới, công nghệ vệ tinh, công nghệ sinh học,….
5. Kết luận
Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết trên của VDI đã phần nào giúp các bạn hiểu thêm về vấn đề an ninh mạng ở nước ta. Để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cảnh giác hơn trước sự tấn công của tin tặc.
Xem thêm: Top 5 giải pháp bảo vệ an ninh mạng tiêu biểu năm 2023
6. FAQs – Các câu hỏi thường gặp
1. 5 loại mã độc tấn công phổ biến ở Việt Nam năm 2022
– Macro: phát tán mã độc qua file tài liệu.
– FileStealer: giả mạo icon các phần mềm nổi tiếng từ đó gửi về máy chủ Hacker các file trong thiết bị nhiễm mã độc.
– PasswordStealer: mã độc đánh cắp tài khoản và mật khẩu.
– APT: hoạt động bất hợp pháp trên máy tính nạn nhân thông qua Email.
– Ransomware: mã độc mã hóa tống tiền nhắm vào các máy chủ chứa dữ liệu kế toán.
2. Các trường đại học đào tạo ngành an ninh mạng tốt ở Việt Nam?
Đại học Bách khoa Hà Nội.
Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP.HCM.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Học viện Kỹ thuật mật mã.
3. Sinh viên học ngành an ninh mạng có thể ứng tuyển vào những vị trí nào sau khi ra trường?
Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu.
Chuyên viên kiểm tra an ninh mạng cho hệ thống.
Chuyên gia lập trình các ứng dụng an ninh mạng.
Chuyên gia phân tích điểm yếu và xử lý sự cố an ninh mạng.
- VDI hợp tác chiến lược với BKACAD về đào tạo nhân tài - Tháng Mười 30, 2024
- VDI tổ chức thành công workshop giới thiệu giải pháp An Toàn Thông Tin - Tháng Chín 26, 2024
- VDI gặp gỡ đối tác công nghệ lớn và họp bàn hợp tác chiến lược - Tháng Chín 18, 2024