Chính phủ điện tử là hướng đi tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở nước ta. Vậy chính phủ điện tử là gì? Chính phủ điện tử đem lại những lợi ích như thế nào? Và đâu là lý do khiến mô hình này trở thành hình mẫu hành chính được Việt Nam áp dụng? Hãy cùng VDI tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
1. Chính phủ điện tử là gì?
Chính phủ điện tử (e-government) là việc ứng dụng thành tựu công nghệ để cung cấp thông tin và tạo sự trao đổi với các chủ thể khác trong xã hội như : người dân, tổ chức, doanh nghiệp,… trên lãnh thổ quản lý với mục tiêu xây dựng một chính phủ hoạt động hiệu quả nhất.
Việc áp dụng chính phủ điện tử là một bước tiến quan trọng trên con đường phát triển hành chính công. Theo Báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2022, Việt Nam hiện nay đang xếp thứ 86 thế giới và thứ 6 Đông Nam Á. Với mục tiêu đến năm 2025 sẽ lọt top 50 thế giới.
2. Những ưu điểm, hạn chế cần khắc phục của chính phủ điện tử
2.1 Ưu điểm
2.1.1 Tăng tính công khai, minh bạch
Các hoạt động của bộ máy nhà nước được công bố rộng rãi, phổ biến đến toàn thể người dân. Từ đó, họ nắm được một cách chính xác chủ trương của nhà nước hay các thủ tục hành chính.
Từ đây có thể giảm thiểu tham nhũng, đặc biệt là “tham nhũng vặt” từ một số ít cán bộ có thẩm quyền lợi dụng quyền hạn, nhiệm vụ để gây khó khăn nhằm trục lợi cá nhân. Mọi việc được công khai, không có bất cứ sự giấu giếm nào nên khi có biểu hiện bất thường thì cán bộ đó có thể bị kỷ luật.
2.1.2 Cải thiện hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian
So với làm việc trực tiếp khi chưa áp dụng chính phủ điện tử thì đây là một bước tiến lớn. Tiến độ công việc được đẩy nhanh hơn do đã lược bỏ được một số bước không cần thiết mà vẫn đảm bảo hiệu quả của công việc.
Công dân cũng tiết kiệm được thời gian hơn khi một số thủ tục hành chính có thể làm bất cứ thời gian, địa điểm nào. Thông qua những phương tiện điện tử như: điện thoại di động, máy tính,… với những hướng dẫn cụ thể. Đây là một ưu điểm nổi trội do trước đây người dân gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian để trực tiếp đến các cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục hành chính.
2.1.3 Giảm chi phí
Các chi phí không thực sự cần thiết sẽ được cắt giảm mạnh. Từ đó ngân sách nhà nước sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn để phục vụ cho các hoạt động khác cấp thiết hơn. Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, việc áp dụng chính phủ điện tử đã giúp tiết kiệm 8.500 tỷ đồng mỗi năm cho xã hội.
2.2 Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì chính phủ điện tử cũng có những nhược điểm cần khắc phục để hoàn thiện hơn.
Bảo mật: Bất kì một hoạt động nào được thực hiện trên không gian mạng cũng cần quan tâm đến vấn đề an ninh mạng. Đây là một vấn đề mà cả chính phủ và người dân khi sử dụng rất lo ngại. Nhà nước phải đặt ra các biện pháp bảo đảm để an ninh mạng luôn được an toàn tránh trường hợp bị đánh cắp thông tin từ kẻ xấu. Ví dụ như xác thực danh tính nhiều yếu tố,…
Chi phí: Để chính phủ điện tử đi vào hoạt động là cả một quá trình dài. Tốn rất nhiều công sức và tiền bạc để tạo ra một mô hình hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, để những ứng dụng hoạt động bình thường và thông suốt thì cần phát sinh các chi phí về bảo dưỡng, nâng cấp,…
3. Lý do nào khiến chính phủ điện tử được áp dụng tại Việt Nam
Thủ tục dễ dàng: Doanh nghiệp có thể trao đổi với chính phủ một cách dễ dàng mà không cần có sự gặp mặt trực tiếp. Từ đây các vấn đề được giải quyết nhanh chóng giúp hoạt động của doanh nghiệp được thông suốt.
Cung cấp thông tin: Các thông tin, chủ trương, chính sách của nhà nước được cập nhật thường xuyên và công khai trên trang dịch vụ công Quốc gia. Người dân vừa có thể theo dõi để nắm bắt thông tin vừa theo dõi quá trình làm việc của cán bộ có thẩm quyền.
Thời gian nhanh chóng: Thuận tiện cho cả hai bên. Người dân thì không cần đến trực tiếp cơ quan chức năng mà thủ tục vẫn được tiến hành. Còn các cơ quan có thẩm quyền giờ đây có thể tiếp nhận được số lượng hồ sơ nhiều hơn mà vẫn được xử lý theo đúng thời gian quy định do nhiều thông tin đã được chuyển hóa.
4. Xu hướng phát triển của chính phủ điện tử “4 không” thêm “4 có”
Quyết định số 942/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành đã phê duyệt chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 với nhiều điểm mới mang tính đột phá.
Chính phủ số khác chính phủ điện tử sẽ có thêm “4 có” đó là:
– Có toàn bộ hành động an toàn trên môi trường số.
– Có khả năng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng.
– Có khả năng tối ưu nguồn nhân lực.
– Có khả năng kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia. Giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế – xã hội.
Mục tiêu đến năm 2025, 100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Toàn bộ thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4,….
5. Kết luận
Với kinh nghiệm thực tế trong việc triển khai chuyển đổi số ở nhiều Bộ, ngành, địa phương. VDI tự tin là đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển đổi số chất lượng. Để biết thêm thông tin và được tư vấn chi tiết vui lòng nhắn qua địa chỉ email info@vdigital.vn. Mong rằng bài viết trên đã phần nào giúp bạn hiểu thêm về chính phủ điện tử cũng như tầm quan trọng của chúng trong quá trình cải cách hành chính công ở nước ta.
Xem thêm: Lợi ích khi làm việc trong ngành công nghệ
6. FAQs – Các câu hỏi thường gặp
– Sự bao phủ rộng rãi của internet: Tính đến tháng 9/2022, nước ta có 72,1 triệu người sử dụng mạng internet đạt tỷ lệ khoảng 73,2 tổng dân số. Và trung bình người Việt Nam dành khoảng 6-7h mỗi ngày để thực hiện các hoạt động trên internet. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có số lượng người dùng internet cao thứ 12 trên thế giới.
– Nguồn lực triển khai.
– Sự phát triển của ngành viễn thông.
– G2B (Chính phủ với doanh nghiệp – Government to business).
– G2C (Chính phủ với công dân – Government to Citizen).
– G2E (Chính phủ với công nhân viên chức – Government to Employee).
– G2G (Chính phủ với chính phủ – Government to Government).
– Theo khảo sát 2022 do Vụ Kinh tế và xã hội (UN DESA) thuộc Ban Thư Ký Liên Hợp Quốc công bố:
– Phần Lan, Hàn Quốc, Đan Mạch là 3 nước đứng đầu bảng xếp hạng.
– 8 nước lần đầu tiên được chuyển lên nhóm có chỉ số EGDI cao (Chỉ số Phát triển Chính phủ điện tử) bao gồm: Guyana, Nepal, Belize, Cote d’ivoire, Zambia, Tajikistan, Liban, Rwanda.
– Có khả năng họp không gặp mặt.
– Xử lý văn bản không dùng giấy tờ.
– Giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc.
– Thanh toán không dùng tiền mặt.
- VDI hợp tác chiến lược với BKACAD về đào tạo nhân tài - Tháng Mười 30, 2024
- VDI tổ chức thành công workshop giới thiệu giải pháp An Toàn Thông Tin - Tháng Chín 26, 2024
- VDI gặp gỡ đối tác công nghệ lớn và họp bàn hợp tác chiến lược - Tháng Chín 18, 2024