Chuyển đổi số là một trong những yêu cầu cấp thiết để các ngành phát triển bền vững. Chuyển đổi số trong logistics cũng vậy, đại dịch covid-19 đã đi qua một thời gian, ngành logistics đang ổn định trở lại. Tuy nhiên, chuyển đổi số trong ngành logistic vẫn còn gặp những thách thức nhất định. Bài viết dưới đây VDI sẽ chỉ rõ những thách thức và cơ hội khi chuyển đổi số ngành logistics.
Mục Lục
1. Chuyển đổi số ngành logistics là gì?
“Chuyển đổi số” là khi các dữ liệu đã được số hoá sử dụng các công nghệ như AI, Big Data… để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một chuyển đổi mới trong các lĩnh vực, tính ứng dụng cao.
Chuyển đổi số trong logistics nhằm thay đổi phương thức hoạt động và vận hành cũ, tối ưu hiệu quả sản xuất, tạo ra sự đột phá, mới mẻ, tối thiểu những hạn chế trong phương thức cũ như: giảm chi phí logistics, rút ngắn thời gian vận chuyển. Khắc phục được những điều đó thì ngành logistics sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, có thêm nhiều khách hàng và lợi nhuận tối đạt mức tối đa so với trước khi chuyển đổi số.
2. Thực trạng của ngành logistics
Ngành logistics từ lâu vốn là ngành dịch vụ mũi nhọn, đạt giá trị gia tăng cao, làm nền tảng cho phát triển thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Thị trường logistics tại Việt Nam có tốc độ phát triển trong những năm gần đây đạt khoảng 14%-16%, quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm (trích – Bộ tài chính).
Do chịu sự ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19 trong 2 năm gần đây, hầu hết các công việc và học tập đều được kết nối qua internet. Phương thức tiêu dùng của người dân, cách thức hoạt động và trao đổi thương mại đều thay đổi đáng kể. Đây là yếu tố góp phần tạo ra lợi thế trọng giúp ngành TMĐT (thương mại điện tử) thúc đẩy lên một tầm cao mới.
Trên thị trường logistics hiện nay, tỷ lệ chi phí logistics so với GDP quốc gia ở Việt Nam là 18% GDP, nhưng tại các nước phát triển chỉ ở mức 9-14%. Chi phí logistics tại Việt Nam vẫn còn khá cao so với các quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan,… Chủ yếu là do các hệ thống trong khâu vận chuyển chưa liên kết với nhau như: những hạn chế trong kết cấu hạ tầng cảng biển gắn liền với các dịch vụ sau cảng, công tác quy hoạch hạ tầng logistics, gồm cảng biển, cảng cạn, depot, trung tâm logistics, xe container, bãi đậu xe tải… chưa kết nối rõ ràng với nhau, còn rời rạc và chưa hiệu quả. Vì thế, chuyển đổi số là yêu cầu cần thiết để cắt giảm chi phí này.
3. Cơ hội và thách thức chuyển đổi số trong logistics
3.1. Cơ hội
Logistics là một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế – là nền tảng cho thương mại hàng hóa. Hiện nay, chuyển đổi số trong logistics đang có rất nhiều cơ hội bứt phá với sự bùng nổ của công nghệ số. Chuyển đổi số là điều quan trọng, cấp thiết mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp logistics hoạt động và phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển công nghệ, hệ thống kinh doanh được mở rộng, chuỗi cung ứng phức tạp trên thị trường và sức cạnh tranh gia tăng đã buộc các nhà lãnh đạo logistics phải nâng cao các tiêu chuẩn hoạt động, cải cách các phương thức cũ lỗi thời để tạo nên sự khác biệt và thành công trên thị trường.
3.1.1. Công nghệ và thương mại điện tử gia tăng
Đối với các công ty có khả năng kỹ thuật số mạnh mẽ cho phép họ cung cấp khả năng hiển thị và truy xuất nguồn gốc các loại hàng hóa, kinh doanh online có lợi thế hơn. Điều này sẽ đòi hỏi sự đầu tư vào công nghệ vô cùng quan trọng , như điện toán đám mây, Internet of Things (IoT), tự động hóa và phân tích dữ liệu. Về lâu dài các thiết bị có tư duy thông minh như: robot, máy bay không người lái và phương tiện tự hành có thể giảm nguy cơ thiếu hụt nguồn lao động cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics.
3.1.2. Khả năng hiển thị chi tiết – theo dõi thời gian thực của các lô hàng
Chuyển đổi số không chỉ làm cho các hoạt động quản lý chuỗi logistics trở nên hiệu quả hơn mà còn giúp doanh nghiệp có những cách khắc phục kịp thời khi gián đoạn trong chuỗi cung ứng xảy ra bất ngờ.
Những năm qua, trong lúc đại dịch covid-19 diễn biến phức tạp, theo dõi thời gian thực của từng lô hàng giúp cho bên vận chuyển biết rõ tình hình sự cố và lập kế hoạch ETA ( ETA là viết tắt của Estimated Time of Arrival, được hiểu như là thời gian ước tính đến điểm cuối cùng trong hành trình vận chuyển). Điều này sẽ làm cho khách hàng và giao hàng đúng tiến độ.
Định tuyến động là một lợi thế quan trọng của khả năng hiển thị đầu cuối. Điều này giúp giảm tối đa tỉ lệ giao hàng chậm trễ thông qua việc chia sẻ dữ liệu vĩnh viễn và tối ưu hóa tuyến đường, chọn ra tuyến đường thuận lợi.
Cập nhật liên tục về thông tin của tuyến đường và ETA, người gửi/ người giao/ người nhận hàng xác định rõ vị trí và theo dõi được tình trạng lô hàng đó ra sao để đảm bảo hàng đến tay người nhận đúng thời gian.
3.1.3. Tái cấu trúc các chuỗi giá trị toàn cầu
Qua đại dịch covid19 vừa qua, các chuỗi giá trị mở rộng và phức tạp đang gặp phải nhiều khó khăn trước sự gián đoạn sản xuất, đặc biệt là ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương. Các chuỗi cung ứng đã rút ngắn và đa dạng hóa chuỗi giá trị bằng việc tăng cường việc mang lại chuỗi giá trị chiến lược về nhà hoặc phụ thuộc vào các đối tác thay thế.
Rút ngắn chuỗi cung ứng đem lại nhiều thay đổi tích cực cho những quốc gia về lĩnh vực sản xuất có năng lực cũng như các chính sách xuất khẩu (điển hình như Colombia, Ấn Độ và Mexico) để thay thế một phần ảnh hưởng của Trung Quốc trong trung hạn.
3.2. Thách thức
3.2.1. Về tiềm lực tài chính
Các doanh nghiệp về logistics hiện nay tại Việt Nam đang có quy mô nhỏ và nguồn lực tài chính còn yếu. Chuyển đổi số toàn bộ doanh nghiệp phải mất tổng chi phí trung bình từ khoảng 200 triệu đến hàng chục tỷ đồng nên chưa phù hợp đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ như vậy.
Các doanh nghiệp nếu muốn quyết định đầu tư tự động hoá như mô hình quốc tế thì tốn chi phí đầu tư ban đầu. Còn làm theo mô hình nội bộ thì sẽ mất nhiều thời gian và tốn chi phí nhân lực về công nghệ thông tin.
Về cơ bản nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước hay các tổ chức tài chính, tín dụng thì quá trình chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp cung cấp logistic tiến hành sẽ vô cùng khó khăn.
3.2.2. Về tiềm lực công nghệ
Nhìn chung, việc áp dụng khoa học công nghệ tại Việt Nam vẫn chưa cao. Các doanh nghiệp đang áp dụng công nghệ một cách đơn lẻ chưa có tính đồng bộ. Các phần mềm tiêu chuẩn quốc tế cũng chưa được ứng dụng nhiều tại Việt Nam
4. Kết luận
Như vậy, để các doanh nghiệp chuyển đổi số trong logistics thành công cần phải khắc phục những khó khăn còn tồn tại và phát huy những tiềm lực sẵn có để tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài. VDI tự hào là công ty cung cấp dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số uy tín chất lượng.
5. FAQs – Các câu hỏi thường gặp
Vì hiện nay các phương thức vận hành cũ đã không còn phù hợp với thời thế cần phải có một cuộc cải cách cho ngành logistics để tạo nên sự mới mẻ và khác biệt mà vẫn đáp ứng được các nhu cầu của thị trường đang cần.
Số hóa ngành logistics nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí logistics, tăng trưởng, có thêm khách hàng và đạt lợi nhuận tối đa. Hơn nữa chuyển đổi số giúp các công ty dịch vụ cung ứng hàng hóa phát triển bền vững và lâu dài trên thương trường.
- VDI hợp tác chiến lược với BKACAD về đào tạo nhân tài - Tháng Mười 30, 2024
- VDI tổ chức thành công workshop giới thiệu giải pháp An Toàn Thông Tin - Tháng Chín 26, 2024
- VDI gặp gỡ đối tác công nghệ lớn và họp bàn hợp tác chiến lược - Tháng Chín 18, 2024