Cả nước hòa mình vào dòng chảy chuyển đổi số, ngành báo chí truyền thông cũng không ngoại lệ. Những năm gần đây, xu hướng chuyển đổi số báo chí rât được quan tâm, bởi báo chí là một lĩnh vực quan trọng trong xã hội, cung cấp những thông tin cần thiết cho người dân. Cần phải tiến hành chuyển đổi số báo chí kịp thời để góp phần phát triển ngành kinh tế truyền thông số cho đất nước.
Mục Lục
1. Xu hướng chuyển đổi số báo chí là tất yếu hiện nay
Đại dịch COVID-19 xảy ra càng khẳng định chuyển đổi số báo chí là xu thế tất yếu, cần bắt tay vào thực hiện càng sớm càng tốt. Rất nhiều cơ quan báo chí và công ty truyền thông trên khắp thế giới đã nhanh chóng nhận thức được tầm quan trọng của xu hướng chuyển đổi số báo chí đối với hiệu quả hoạt động của ngành báo nói riêng và sự phát triển thông tin của toàn dân nói chung.
Chia sẻ giải pháp của Đài truyền hình VTC, Nhà báo – Giám đốc Nguyễn Lê Tân cho hay, cần tập trung vào việc sản xuất nội dung tốt chứ không chỉ đầu tư cho thiết bị công nghệ, mà muốn nội dung tốt thì yếu tố con người là quyết định.
Ngoài ra, việc thu thập dữ liệu từ người xem cũng ngày càng quan trọng bởi hiện nay, nếu không tìm đúng đối tượng độc giả thì nội dung có hay đến đâu cũng khó lan tỏa. “Với báo chí truyền thống, ai muốn đọc tin thì phải đi mua báo, tức là người đọc phải đi tìm tin tức để đọc. Còn với báo chí trên mạng xã hội, máy tính có thể thu thập thói quen của người đọc và đề xuất tin tức hoặc nội dung phù hợp với nhu cầu, tức là tin tức sẽ tự đi tìm người đọc” – theo ông Nguyễn Lê Tân.
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân dân Lê Quốc Minh, khẳng định chuyển đổi số là con đường tất yếu của cả nước và xu hướng chuyển đổi số báo chí cũng không ngoại lệ. Trong thời đại số với vô số sự thay đổi về công nghệ, hành vi của độc giả, khán thính giả cũng thay đổi một phần, và nhiệm vụ của báo chí là bắt kịp những thay đổi tích cực. Tuy nhiên, xu hướng chuyển đổi số báo chí không chỉ là vấn đề về công nghệ, mà còn là vấn đề về tư duy, về con người. Xu hướng huyển đổi số báo chí thành công cần nhiều tiêu chí, nhưng tiêu chí lãnh đạo am hiểu về chuyển đổi số là tiên quyết giúp quá trình này diễn ra nhanh chóng và hợp lý hơn.
Bên cạnh đó, các tòa soạn báo cần liên tục đào tạo những đội ngũ nhân lực có khả năng thành thạo các công cụ số và tạo môi trường để phóng viên có thể phát triển sáng tạo, thực hiện đúng chiến lược đã đề ra. Xu hướng chuyển đổi số báo chí không đơn giản là số hoá các nội dung để đưa lên nền tảng số, mà còn phải tạo ra quy trình sản xuất mới, sản phẩm thông tin mới, xây dựng văn hoá tốt đẹp trong toà soạn để phù hợp với môi trường chuyển đổi số báo chí.
Ông Đinh Đắc Vĩnh, Phó Tổng giám đốc phụ trách công nghệ thông tin Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) cho rằng, để đạt được thay đổi về tư duy và nhận thức trong chuyển đổi số, VTV đã trải qua quá trình dài nhiều năm và liên tục thay đổi, mà việc thay đổi này không chỉ nằm ở người lãnh đạo, ở bộ phận content hay digital mà là trách nhiệm của tất cả mọi người.
2. Những bước đầu thực hiện xu hướng chuyển đổi số báo chí
Xác định xu hướng chuyển đổi số báo chí là xu thế tất yếu, nhiều cơ quan báo chí đã bắt đầu thực hiện số hóa các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, thay đổi phương thức quản lý, áp dụng công nghệ mới trong quy trình sản xuất và thực hiện các mô hình kinh doanh mới.
Một số cơ quan báo chí tiên phong trong chuyển đổi số đã ứng dụng thành công các công nghệ số tiêu biểu như Trí tuệ nhân tạo (AI), IoT, Cloud, Big Data,… giúp tạo ra môi trường cho báo chí phát triển các xu hướng mới như: Cá nhân hóa nội dung; Phát triển đa nền tảng; Báo chí di động; Báo chí xã hội; Báo chí dữ liệu; Báo chí sáng tạo; Siêu tác phẩm…
Một số cơ quan báo chí gặt hái được nhiều thành công và đã trở nên nổi tiếng trong toàn dân như: Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) hay các trang báo điện tử như: VietnamPlus, VnExpress, Zing…
Các công nghệ liên quan như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo đã được đưa vào ứng dụng tại một số cơ quan, thông qua các ứng dụng quy mô nhỏ như: Chatbot thông minh, nhận dạng giọng nói, nhận dạng hình ảnh.
3. Xu hướng chuyển đổi số báo chí – cơ hội xây dựng nền báo chí văn minh, hiện đại
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ TT&TT phát biểu: “Đại dịch COVID-19 đem lại ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế – xã hội trong nước, nhưng đồng thời cũng tăng tốc độ chuyển đổi số quốc gia. Với tầm nhìn chiến lược và định hướng phát triển đất nước hiện đại, “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030″ của Chính phủ đã thành công trong việc xác định rõ chuyển đổi số là quá trình tất yếu của Việt Nam”.
Trong Đại hội XIII của Đảng có nhấn mạnh: “Cần phải đổi mới tư duy phát triển, thay đổi cách làm việc và cách sống, đẩy mạnh các cải cách thể chế, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ và thực hiện đổi mới sáng tạo; hoàn thành quyết liệt chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số”. Bộ TT&TT đã xây dựng Chương trình Hỗ trợ chuyển đổi số cho các cơ quan báo chí, hỗ trợ trên 3 nền tảng giúp thực hiện chuyển đổi số báo chí; đồng thời xây dựng kế hoạch chuyển đổi số toàn ngành giai đoạn 2021 – 2025 gồm 5 danh mục dự án:
(1) Hạ tầng số;
(2) Nền tảng số;
(3) Phát triển dữ liệu;
(4) Ứng dụng – dịch vụ;
(5) An toàn thông tin.
Việc thực hiện kế hoạch này góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số báo chí nói riêng và lĩnh vực thông tin và truyền thông nói chung.
Một số thuận lợi là tại Việt Nam, hạ tầng công nghệ thông tin viễn thông được đánh giá rất tốt, độ phủ sóng internet rộng, mật độ người dùng internet cao (hơn 70% người dân có Internet sử dụng); cơ cấu dân số trẻ, sáng tạo, khả năng thích ứng nhanh, được đào tạo giáo dục và đạo đức tốt, làm việc chăm chỉ, có tinh thần hiếu học….
Ngoài ra, do điều kiện phát triển công nghệ và tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước có phần muộn hơn so với các nước phát triển nên nền kinh tế nước ta không bị trói buộc bởi các công nghệ cũ, và đầy tiềm năng ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất vào quá trình chuyển đổi số.
4. Kết luận
Trong công cuộc chuyển đổi số toàn dân, ngành báo chí và truyền thông đóng vai trò vô cùng quan trọng, với sứ mệnh to lớn là tuyên truyền đúng đắn, đầy đủ, kịp thời về những chủ trương, chính sách của Đảng, về chính sách pháp luật của Nhà nước; tạo sự đồng thuận cao, xây dựng niềm tin xã hội, tạo động lực để hoàn thành tốt chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Xem thêm: Xu hướng chuyển đổi số trong y tế
- VDI hợp tác chiến lược với BKACAD về đào tạo nhân tài - Tháng Mười 30, 2024
- VDI tổ chức thành công workshop giới thiệu giải pháp An Toàn Thông Tin - Tháng Chín 26, 2024
- VDI gặp gỡ đối tác công nghệ lớn và họp bàn hợp tác chiến lược - Tháng Chín 18, 2024