Sự phát triển của công nghệ thông tin gắn liền với chuyển đổi số đa nền tảng. Để có thể phát triển tốt, các doanh nghiệp thời đại 4.0 cần cấp thiết cập nhật các xu hướng chuyển đổi số mới nhất, từ đó có hướng đi và thay đổi phù hợp. Năm 2022 là năm đầu tiên Việt Nam chào đón Ngày chuyển đổi số quốc gia – như một bước tiến mới trên con đường số hóa đất nước.
Cùng điểm qua 8 xu hướng chuyển đổi số nổi bật nhất năm 2022 qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
- 1. Xu hướng phát triển 5G và IoT
- 2. Xu hướng tăng cường bảo mật dữ liệu và an ninh mạng
- 3. Xu hướng tự động hóa quy trình kinh doanh
- 4. Xu hướng thanh toán điện tử
- 5. Xu hướng phát triển nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP)
- 6. Kiến trúc đa đám mây (multi-cloud)
- 7. Mô hình làm việc kết hợp (hybrid work)
- 8. Ứng dụng phân tích dữ liệu doanh nghiệp
- 9. Kết luận
1. Xu hướng phát triển 5G và IoT
Sự kết hợp của nhiều thiết bị kết nối với nhau tạo nên thuật ngữ “Internet vạn vật – IoT”. IoT là một hệ thống thông minh giúp người dùng chia sẻ, phân tích dữ liệu và cập nhật những thông tin hữu ích.
IoT là xu hướng chuyển đổi số đang phát triển mạnh mẽ (ước tính hiện có 700 triệu thiết bị kết nối). Công nghệ này còn tiềm năng hơn nữa trong tương lai, nhờ sự phát triển của 5G. IoT băng thông rộng đang thay thế các phiên bản cũ như 2g hay 3g để trở thành phân khúc ứng dụng IoT rộng rãi nhất hiện nay.
Đối với hoạt động kinh doanh, ứng dụng 5G và IoT có vẻ là một xu hướng chuyển đổi số khá mới. Tuy nhiên, đã có khá nhiều doanh nghiệp lớn tiên phong ứng dụng 2 công nghệ trên từ trước đó.
2. Xu hướng tăng cường bảo mật dữ liệu và an ninh mạng
Diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã dẫn đến giải pháp làm việc từ xa, đồng thời thúc đẩy xu hướng chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Đi kèm với xu hướng đó là sự gia tăng về rủi ro trong vấn đề an toàn và bảo mật thông tin.
Chỉ trong năm 2020 nước ta đã phát hiện 23 phần mềm độc hại liên quan đến COVID-19. Cụ thể, người dùng khi click vào những tập tin chứa mã độc này thì mọi quyền truy cập và điều khiển máy tính sẽ rơi vào tay hacker. Từ đó gây ra các hậu quả nghiêm trọng như xâm nhập trái phép vào các cuộc họp trực tuyến, đánh cắp dữ liệu nội bộ, spam tin rác,…
Hiện nay, Trí tuệ nhân tạo (AI) và Big Data rất được chú trọng trong quá trình xây dựng các hệ thống bảo mật tự động, giúp nhận diện và thông báo kịp thời các mối đe dọa về an ninh mạng.
3. Xu hướng tự động hóa quy trình kinh doanh
Tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) là việc doanh nghiệp sử dụng phần mềm số hóa để giải quyết và sắp xếp công việc (có tính chất trùng lặp hoặc quá nhiều bước nhỏ).
So với các hình thức tự động hóa khác, BPA có phần phức tạp hơn, được liên kết với hệ thống CNTT, sau đó được điều chỉnh theo nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp.
Đặc biệt, thuật ngữ “siêu tự động hóa” hứa hẹn là xu hướng chuyển đổi số nổi bật từ năm 2022-2025.
4. Xu hướng thanh toán điện tử
Theo phân tích của Statista, giá trị giao dịch trong 2 phân khúc: thương mại kỹ thuật số và thanh toán qua POS di động ở nước ta đều đang ở mức cao. Dự đoán sẽ có sự tăng trưởng vượt trội tới năm 2025. Lượng người dùng trong thương mại kỹ thuật số đang có xu hướng tăng và được dự báo là tăng nhiều hơn so với thanh toán qua POS di động.
Phương pháp thanh toán qua các ví điện tử như Momo, Zalopay, Viettel Pay,… đang được ưa chuộng vì tính tiện lợi và bắt kịp xu hướng hạn chế giao tiếp qua thời gian đại dịch.
5. Xu hướng phát triển nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP)
5.1. CDP giúp doanh nghiệp truyền thông đến khách hàng
Nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP) là nguồn dữ liệu vô cùng quan trọng cho doanh nghiệp, được tận dụng tối đa để xây dựng những chiến dịch truyền thông hoặc marketing. Sử dụng CDP sẽ giúp thông điệp được truyền tải một cách rõ hơn và có tính cá nhân hóa cao hơn.
5.2. CDP được các doanh nghiệp Đông Nam Á ưa chuộng
Hiện nay, việc các doanh nghiệp ứng dụng CDP đang đóng vai trò quan trọng trong xu hướng chuyển đổi số. Nhờ sự tìm hiểu kỹ về các chiến lược “cá nhân hóa” tiếp thị và marketing dựa trên nền tảng CDP mà nhiều doanh nghiệp ở Đông Nam Á gặt hái được nhiều thành công trong kinh doanh.
Ngoài ra, mục tiêu hướng đến trải nghiệm khách hàng đa kênh (Omnichannel) đòi hỏi các doanh nghiệp bán lẻ cần suy nghĩ lại về chăm sóc khách hàng, đồng thời nâng cao trải nghiệm của khách hàng trên tất cả các kênh phương tiện và điểm bán hàng.
5.3. CDP là công cụ tiếp thị và bán hàng cho người dùng cuối
CDP có thể được điều chỉnh để tích hợp vào hệ thống POS & ERP – 2 hệ thống có mặt trong hơn 90% chuỗi doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam. Tận dụng công nghệ này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận tới rất nhiều khách hàng qua các kênh social media như Zalo, Facebook hay các kênh thương mại điện tử như Tiki, Sendo, Shopee.
CDP không chỉ dành cho bộ phận tiếp thị hay truyền thông mà còn được dùng trong lĩnh vực tài chính, giúp đưa ra quyết định tốt hơn về dịch vụ, sản phẩm và các khoản chi tiêu trong công ty.
6. Kiến trúc đa đám mây (multi-cloud)
Kiến trúc đa đám mây là một cấu trúc sử dụng từ hai nền tảng điện toán đám mây khác nhau trở lên, phục vụ mục đích như khôi phục sau sự cố, yêu cầu lưu trữ lượng dữ liệu lớn và khả năng phục hồi của hệ thống.
6.1. Giúp nâng cao năng suất làm việc
Kiến trúc đa đám mây cung cấp những giải pháp quản lý tập trung và đơn giản hóa, cho phép quản lý các dữ liệu và sắp xếp công việc hiệu quả hơn. Một giải pháp quản lý đa đám mây tốt còn có khả năng theo dõi và tối ưu hóa việc quản lý chi phí trong doanh nghiệp.
6.2. Phát triển mạnh mẽ hơn qua đại dịch COVID-19
COVID-19 vô tình tạo ra động lực thúc đẩy việc ứng dụng kiến trúc đa đám mây vào việc gia tăng khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thêm các lựa chọn để đưa ra giải pháp quản lý mô hình làm việc hiện đại, bao gồm sự chú trọng nhiều hơn vào việc cho phép làm việc từ xa và bảo mật.
Trở ngại của xu hướng này chính là việc quản lý cơ sở hạ tầng ngày càng trở nên phức tạp. Các doanh nghiệp cần phải tìm kiếm các giải pháp tự động hóa và quản lý đám mây để quản lý hiệu quả các môi trường đám mây khác nhau.
7. Mô hình làm việc kết hợp (hybrid work)
Mô hình làm việc kết hợp (Hybrid Working) được nhiều doanh nghiệp áp dụng rộng rãi, cho phép nhân viên làm việc linh hoạt cả ở nhà và văn phòng. Tùy theo tính chất đặc thù và nhu cầu của từng doanh nghiệp mà công ty sẽ chỉ định bộ phận nào làm tại văn phòng, bộ phận nào làm việc tại nhà hoặc các bộ phận được luân phiên cả 2 hình thức.
Trong thời gian dịch bệnh năm 2020, các doanh nghiệp Việt Nam đã cho phép nhân viên làm việc tại nhà để phòng dịch. Đây là sự kết hợp lý tưởng rất người lao động đánh giá cao. Ước tính cho thấy 42% nhân viên Việt Nam hài lòng với mô hình làm việc từ xa.
Tuy nhiên mô hình làm việc kết hợp vẫn tồn tại các hạn chế nên về cơ bản vẫn chưa được áp dụng rộng rãi ở nước ta. Hầu như chỉ có các tập đoàn đa quốc gia đã bước đầu định hình được xu hướng này là tiềm năng và đang đi theo mô hình kết hợp khá tốt.
Ngoài ra, các doanh nghiệp đang cân nhắc triển khai các công cụ và hệ thống áp dụng công nghệ hiện đại như phần mềm giám sát lao động từ xa, phần mềm quản lý tài liệu và chăm sóc khách hàng, giúp đảm bảo công việc được vận hành tốt cũng như bắt kịp xu thế chuyển đổi số bây giờ.
8. Ứng dụng phân tích dữ liệu doanh nghiệp
Các doanh nghiệp hầu hết đều hiểu được tiềm năng của việc đầu tư cho các ứng dụng phân tích dữ liệu. Những công cụ này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giúp tăng năng suất lao động và hỗ trợ ra quyết định tốt hơn.
Theo phân tích của MicroStrategy, có tới 90% người được khảo sát đồng ý rằng dữ liệu và phân tích là yếu tố then chốt trong các ý tưởng chuyển đổi số của doanh nghiệp. Phân tích dữ liệu được coi là chìa khoá làm rõ hơn bức tranh khách hàng, đồng thời tạo tiền đề cho các giải pháp sáng tạo và chiến lược quảng cáo được cá nhân hóa, phù hợp với mục đích chung.
Việc áp dụng các công cụ phân tích dữ liệu một cách bài bản trong kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế, như lợi thế cạnh tranh, giúp đưa ra các quyết định chính xác hơn và đề xuất mô hình dự đoán trong tương lai
Ngoài ra, một số công cụ có thể phân tích tình trạng khách hàng và định hình lại bức tranh toàn cảnh khách hàng 360 độ. Các bộ dữ liệu khác nhau gồm có: hành vi mua, tâm lý người tiêu dùng và thông tin nhân khẩu học sẽ được thu thập lại và phân tích, nhờ đó mà tìm ra được các mối liên kết bên trong.
9. Kết luận
Chuyển đổi số là xu thế bắt buộc hiện nay là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Có thể nói, việc chuyển đổi số đóng vai trò thiết yếu đối với chiến lược phát triển của các doanh nghiệp. Với 8 xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp được phân tích bởi VDI ở trên, các doanh nghiệp có thể tham khảo và đưa ra các chiến lược kinh doanh mới gắn với chiến lược chuyển đổi số.
Xem thêm: Giới thiệu Ngày Chuyển đổi số quốc gia
- VDI hợp tác chiến lược với BKACAD về đào tạo nhân tài - Tháng Mười 30, 2024
- VDI tổ chức thành công workshop giới thiệu giải pháp An Toàn Thông Tin - Tháng Chín 26, 2024
- VDI gặp gỡ đối tác công nghệ lớn và họp bàn hợp tác chiến lược - Tháng Chín 18, 2024