Tích hợp hệ thống là khái niệm không còn xa lạ với các doanh nghiệp bất kể lớn hay nhỏ. Hiện nay trong mọi lĩnh vực kinh doanh đều có sử dụng tới những giải pháp tích hợp hệ thống. Vậy giải pháp này là gì và có tác dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu các kiến thức liên quan trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
1. Tích hợp hệ thống là gì?
Tích hợp hệ thống (System Integration – SI) là việc gắn kết một chuỗi các hệ thống riêng biệt với những tính năng khác nhau thành một hệ thống lớn, đảm bảo những hệ thống này có sự liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình làm việc nhằm gia tăng hiệu năng làm việc và hiệu quả sử dụng của cả hệ thống.
2. Lợi ích của tích hợp hệ thống
2.1. Quản lý dữ liệu hiệu quả hơn
Với những dữ liệu từ nhiều hệ thống con khác nhau, việc tích hợp hệ thống có tác dụng giúp các hệ thống có thể chia sẻ thông tin và tái sử dụng dữ liệu của nhau. Điều này giúp việc sử dụng cho các mục đích phân tích dễ dàng hơn, thu được các kết quả đầy đủ hơn. Từ đó, tăng tính hiệu quả của hệ thống.
2.2. Tăng tính hiệu quả của quy trình
Tích hợp hệ thống tự động hóa nhiều tương tác của hệ thống để giảm thiểu các công việc thủ công. Ví dụ việc tích hợp thông tin giữa các hệ thống sẽ giúp giảm bớt các công việc nhập liệu dữ liệu bằng tay từ người dùng. Từ đó, tăng năng suất làm việc và hạn chế các sai sót về dữ liệu đến từ nguyên nhân con người.
2.3. Tăng tính hiệu quả công việc
Nhờ tích hợp hệ thống mà việc kết nối dữ liệu giữa các hệ thống của từng bộ phận diễn ra trơn tru hơn, người dùng sẽ dễ dàng tiếp cận thông tin của khách hàng hơn. Hiệu quả công việc cũng do đó mà tăng lên.
2.4. Hiệu quả về chi phí
Như đã nêu ở trên, việc tự động hóa các quy trình và công việc thủ công không cần thiết sẽ tiết kiệm về nhân lực và tăng tính hiệu quả của công việc. Một hệ thống tích hợp không cần phải tạo ra một hệ thống phức tạp và tốn kém khi đã xác định được nhu cầu của doanh nghiệp về một hệ thống hoàn chỉnh.
2.5. Khả năng mở rộng linh hoạt
Do nhu cầu sử dụng và dữ liệu người dùng ngày càng tăng theo thời gian nên việc mở rộng hệ thống là cần thiết. Với tích hợp hệ thống, việc nâng cấp các hệ thống thành phần rất linh hoạt. Tùy theo nhu cầu cụ thể, doanh nghiệp có thể mở rộng các thành phần tương ứng để đáp ứng nhu cầu thay vì phải nâng cấp toàn bộ hệ thống sẵn có.
2.6. Tính bảo mật
Thông thường trên từng hệ thống riêng biệt sẽ sử dụng các phương thức xác thực và bảo mật dữ liệu riêng gây khó khăn trong việc quản lý hệ thống và tăng khả năng bảo mật cho các hệ thống này. Việc tích hợp hệ thống và lưu trữ tập trung dữ liệu người quản trị sẽ chỉ cần tìm kiếm giải pháp bảo mật cho một hệ thống duy nhất từ nó nâng cao tính bảo mật của hệ thống.
3. Các giải pháp được sử dụng trong tích hợp hệ thống
3.1. Giải pháp hạ tầng mạng
Giải pháp cung cấp hạ tầng kết nối giữa người dùng với hệ thống và kết nối giữa các hệ thống với nhau. Các sản phẩm thường được sử dụng trong bộ giải pháp bao gồm:
- Các thiết bị chuyển mạch và định tuyến
- Các thiết bị mạng truyền dẫn không dây
- Các thiết bị cân bằng tải
- Các thiết bị bảo mật mạng
- Các giải pháp network monitoring
3.2. Giải pháp về công nghệ lưu trữ và máy chủ
Máy chủ là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống công nghệ thông tin. Đây có thể coi là bộ não của cả hệ thống đóng vai trò xử lý dữ liệu. Tùy từng nhu cầu sử dụng doanh nghiệp có thể chọn các giải pháp về máy chủ phù hợp. Theo thời gian, nhu cầu về lưu trữ dữ liệu của người dùng và của doanh nghiệp ngày càng tăng. Tùy theo nhu cầu cụ thể người dùng hoặc doanh nghiệp, có thể lựa chọn các giải pháp lưu trữ cho phù hợp:
- DAS (Direct Attached Storage): lưu trữ dữ liệu qua các thiết bị gắn trực tiếp
- NAS (Network Attached Storage): lưu trữ dữ liệu vào thiết bị lưu trữ thông qua mạng IP
- SAN (Storage Area Network): lưu trữ dữ liệu qua mạng lưu trữ chuyên dụng riêng.
3.3. Giải pháp về ảo hóa
Giải pháp ảo hóa ra đời nhằm khai thác triệt để khả năng làm việc của các thiết bị phần cứng có trong hệ thống. Nhờ vào công nghệ ảo hóa, người dùng có thể từ một máy chủ vật lý tạo ra rất nhiều các máy chủ ảo được cô lập tài nguyên với nhau từ đó gia tăng tính hiệu quả và chuyên biệt tính năng của từng thành phần bên trong hệ thống từ đó:
- Gia tăng tính linh hoạt, khả năng mở rộng đồng thời tiết kiệm chi phí một cách đáng kể
- Giảm chi phí ban đầu và chi phí hoạt động cho hệ thống
- Đơn giản hóa trự động hóa các công việc quản lý trung tâm dữ liệu
- Giảm thời gian dừng của hệ thống (downtime) vì những vấn đề chủ quan như: bảo trì, nâng cấp phần cứng…
- Dễ dàng thực hiện sao lưu (backup) các máy ảo mà không bị ảnh hưởng đến người sử dụng, ứng dụng
- Giảm thiểu thời gian trong việc phục hồi hệ thống sau sự cố, thảm họa
3.4. Giải pháp về Collaboration
Bộ giải pháp về Collaboration đảm bảo các thành viên trong tổ chức luôn được kết nối nhờ giải pháp cộng tác liền mạch trên các nhóm phân tán. Bất kể nhân viên làm việc ở đâu, các tổ chức đều đang tìm kiếm trải nghiệm của khách hàng và sự gắn kết của nhân viên mạnh mẽ hơn để tăng năng suất và cải thiện tính uyển chuyển trong kinh doanh.
- Cộng tác hiệu quả hơn sẽ giúp tổ chức làm việc thông minh hơn
- Hội nghị, giao ban, trao đổi công việc của các đơn vị có vị trí địa lý xa nhau
- Trao đổi thông tin, tài liệu của các nhóm làm việc chung
- Dạy và học trực tuyến từ xa theo mô hình học trên mạng (E-Learning)
- Chăm sóc y tế từ xa: người bệnh có thể được khám bệnh, chẩn đoán hay thậm chí phẫu thuật gián tiếp từ các chuyên gia y tế tại những nơi rất xa
- Các công việc và lĩnh vực yêu cầu trao đổi thông tin, hình ảnh, âm thanh thời gian thực khác. Với mỗi lĩnh vực, dịch vụ hội nghị truyền hình luôn là lựa chọn số một khi khoảng cách giữa các điểm liên lạc với nhau quá xa, không thuận lợi cho việc đi lại để trực tiếp gặp mặt nhau trao đổi công việc.
Các sản phẩm của bộ giải pháp về Collaboration bao gồm:
- Các giải pháp về liên lạc truyền thông thông tin
- Các giải pháp về trung tâm liên lạc
- Các giải pháp về hội họp từ xa, họp trực tuyến
- Các thiết bị đầu cuối phục vụ người dùng như: Điện thoại IP, tai nghe, màn hình thông minh…
3.5. Bộ giải pháp phụ trợ hạ tầng trung tâm dữ liệu
Trung tâm dữ liệu hay còn được gọi với thuật ngữ Data Center. Đây được hiểu là nơi lắp đặt tập trung các hệ thống thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông. Việc này nhằm mục đích lưu trữ, vận hành và bảo vệ chúng trong điều kiện môi trường đặc biệt.
Đồng thời, đây cũng là nơi được thiết kế, xây dựng theo các tiêu chuẩn đặc trưng để đảm bảo tính an toàn và khả dụng cho các hệ thống được đặt bên trong. Một giải pháp hạ tầng thông minh Data Center hoàn chỉnh sẽ mang lại cho khách hàng những lợi ích như:
- Có hệ thống dữ liệu tập trung
- Đáp ứng được sự bùng nổ dữ liệu
- Kiểm soát an ninh nghiêm ngặt
- Giảm thiểu thiệt hại, rủi ro do sự cố mất điện…
- Luôn có tính dự phòng, khả năng đáp ứng cao
- Dễ dàng phát triển và nâng cấp
- Được cảnh báo khi bất cứ sự cố nào xảy ra
- Cân bằng giữa sự phát triển của công ty, đầu tư CNTT
- Tiết kiệm chi phí đầu tư hiệu quả cho các doanh nghiệp.
Trung tâm dữ liệu là địa điểm với cơ sở hạ tầng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về những hệ thống như:
- Nguồn cấp điện
- Hệ thống làm mát
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Hệ thống an ninh giám sát
- Hệ thống quản lý truy cập
- Hệ thống kết nối mạng hạ tầng, truyền dẫn
- Trung tâm giám sát vận hành…
3.6. Giải pháp về bảo mật
Bảo mật CSDLlà những biện pháp, những cách thức khác nhau mà các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng và thực hiện để bảo vệ hệ thống an toàn thông tin cũng như cơ sở dữ liệu của mình khỏi các mối đe doạ từ những cuộc tấn công an ninh mạng cả bên ngoài và bên trong.
Một số giải pháp về bảo mật dữ liệu:
- Giải pháp Bảo vệ hệ thống trước các tấn công từ chối dịch vụ phân tán (Distributed Denial of Service – DDoS)
- Giải pháp Tường lửa thế hệ tiếp theo (Next Generation Firewall – NGFW)
- Giải pháp Bảo mật cho email (Email Security)
- Giải pháp Lọc Web (Web Filtering)
- Giải pháp Tường lửa ứng dụng Web (Web Application Firewall)
- Giải pháp Cân bằng tải ứng dụng (Application Delivery Controller – ADC)
- Giải pháp Toàn vẹn tệp tin (File Integrity Monitoring)
- Giải pháp Bảo vệ Endpoint (Endpoint Protection – EP)
- Giải pháp Phát hiện và phản hồi các mối đe dọa cho Endpoint (Endpoint Detection and Response – EDR)
- Giải pháp Mã hóa cho Database (Database Encryption)
- Các hệ thống định danh và xác thực người dùng
- Các hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS)
- Các hệ thống ngăn chặn xâm nhập hệ thống (IPS)
- Các hệ thống chống thất thoát dữ liệu (DATA LOSS PREVENTION)
- Các giải pháp Quản trị lỗ hổng và rủi ro hệ thống (Vulnerability Risk Management)
- Các hệ thống quản lý sự kiện và thông tin bảo mật (SIEM)
4. Kết luận
Với những khả năng linh hoạt và lợi ích tuyệt vời, các doanh nghiệp đều mong muốn triển khai tích hợp hệ thống thành công. Năng lực của đối tác cung cấp giải pháp tích hợp là yếu tố tiên quyết để kết nối hệ thống rời rạc này thành khối sức mạnh hợp nhất. Nhờ thấu hiểu thị trường, am tường chuyên môn, VDI cùng các đối tác hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin luôn sẵn sàng đem đến giải pháp tích hợp hệ thống tối ưu nhất, phù hợp nhất với nhu cầu của doanh nghiệp của bạn.
Xem thêm: Làm sao để lựa chọn nhà cung cấp giải pháp tích hợp hệ thống phù hợp
- VDI hợp tác chiến lược với BKACAD về đào tạo nhân tài - Tháng Mười 30, 2024
- VDI tổ chức thành công workshop giới thiệu giải pháp An Toàn Thông Tin - Tháng Chín 26, 2024
- VDI gặp gỡ đối tác công nghệ lớn và họp bàn hợp tác chiến lược - Tháng Chín 18, 2024