Tìm hiểu về Data loss prevention – giải pháp chống thất thoát dữ liệu - VDigital
V D I

Tìm hiểu về Data loss prevention – giải pháp chống thất thoát dữ liệu

Hiện nay,  tình trạng rò rỉ dữ liệu doanh nghiệp ra bên ngoài ngày một nghiêm trọng hơn. Các hacker đã lợi dụng những kẽ hở trong việc quản lý dữ liệu của doanh nghiệp để xâm nhập và lấy đi những dữ liệu phục vụ cho hành vi xấu của mình. Trước tình trạng đó, Data loss prevention ra đời với sứ mệnh hỗ trợ các tổ chức doanh nghiệp bảo mật dữ liệu, tránh được tối đa việc rò rỉ và đánh cắp thông tin quan trọng.

1. Data loss prevention là gì?

Data Loss Prevention (DLP) – giải pháp phòng chống thất thoát dữ liệu là bộ giải pháp được kết hợp giữa công cụ và quy định phần mềm, nhằm đảm bảo tài sản dữ liệu của tổ chức và doanh nghiệp không bị đánh cắp, rò rỉ hay sử dụng cho các mục đích xấu bởi người sử dụng trái phép.

DPL tích hợp nhận diện, Data classification giúp xác định các dữ liệu nhạy cảm, đồng thời theo dõi và phát hiện các hành vi vi phạm các quy định  doanh nghiệp đã ban hành và những vi phạm về quy định của chính phủ, một số tiêu chuẩn quốc tế như PCI-DSS, HIPAA, GDPR,…

Data loss prevention

DLP thực thi và khắc phục bằng việc cảnh báo, mã hóa và dùng các hành động bảo vệ khác để ngăn chặn các hành vi vô tình hoặc cố ý lan truyền, chia sẻ dữ liệu độc hại. Phần mềm và công cụ chống mất dữ liệu có khả năng theo dõi và kiểm soát các hoạt động endpoint, lọc luồng dữ liệu trên các trang mạng và theo dõi dữ liệu trên Cloud để bảo vệ dữ liệu ở trạng thái nghỉ, chuyển động và đang sử dụng…

2. Công dụng chính của Data loss prevention

Data loss prevention giúp doanh nghiệp giải quyết 3 vấn đề liên quan đến hệ thống bảo mật thông tin.

2.1. Bảo vệ tài sản dữ liệu của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều phải lưu giữ nhiều dữ liệu quan trọng như:  tài sản sở hữu trí tuệ, thông tin về bí mật kinh doanh, cơ sở dữ liệu khách hàng,… Data loss prevention cung cấp các tính năng để bảo vệ các loại dữ liệu dựa trên nội dung và bối cảnh, điều mà các giải pháp bảo mật khác khó có thể thực hiện được.

2.2. Đáp ứng tiêu chuẩn về bảo vệ dữ liệu của trong nước và quốc tế

Các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hoặc các doanh nghiệp có hoạt động về lĩnh vực kinh doanh liên quan đến các đối tác nước ngoài đều phải tuân thủ chặt chẽ với các quy định về việc bảo vệ thông tin và dữ liệu của khách hàng như: PCI-DSS, HIPAA, GDPR… Data Loss Prevention là giải pháp đáp ứng được các yêu cầu khắt khe này nhờ hệ thống biện pháp kỹ thuật đã được kiểm chứng và sử dụng rộng rãi của các tập đoàn lớn trên toàn thế giới. 

DLP cho phép người dùng định nghĩa các bộ quy tắc hoặc sử dụng các bộ quy tắc sẵn có đã được nghiên cứu giúp khách hàng tiết kiệm thời gian quản lý, tăng tính hiệu quả trong việc thực thi các chính sách.

Data loss prevention

2.3. Nắm rõ cách sử dụng và chia sẻ dữ liệu trong doanh nghiệp

Các doanh nghiệp luôn gặp khó khăn trong việc kiểm soát việc nhân viên của công ty mình sử dụng và chia sẻ dữ liệu của công ty hay không, vì một số tính phức tạp của dữ liệu và độ đa dạng của các công cụ tiên tiến như web application, chat application và email,…

Với một giải pháp Data Loss Prevention hoàn chỉnh, người dùng có thể theo dõi mọi hoạt động sử dụng và chia sẻ dữ liệu của mình ngay tại máy tính hoặc kiểm soát thông qua hệ thống mạng và các ứng dụng cloud.

3. Trường hợp doanh nghiệp nên sử Data loss prevention

Các doanh nghiệp đang gặp 3 khó khăn chính gồm: bảo vệ thông tin cá nhân/tuân thủ, bảo vệ sở hữu trí tuệ và khả năng hiển thị dữ liệu.

3.1. Bảo vệ thông tin cá nhân/Tuân thủ

Các tổ chức thường thu thập và lưu trữ thông tin nhận dạng cá nhân, thông tin sức khỏe hoặc thông tin thẻ thanh toán của khách hàng, vì thế yêu cầu về việc phải bảo vệ dữ liệu nhạy cảm của khách hàng là điều cấp thiết.
Data loss prevention có thể xác định, phân loại và gắn thẻ dữ liệu nhạy cảm đồng thời theo dõi các hoạt động và sự kiện xung quanh dữ liệu đó. Ngoài ra, DLP còn có khả năng báo cáo cung cấp các chi tiết cần thiết cho việc kiểm tra tuân thủ.

Data loss prevention

3.2. Bảo vệ sở hữu trí tuệ

Tổ chức, doanh nghiệp có sở hữu trí tuệ và thương mại hoặc bí mật nhà nước quan trọng có thể khiến tình trạng của tổ chức gặp rủi ro nếu bị mất hoặc bị đánh cắp.  DLP đưa ra các giải pháp nhằm sử dụng phân loại các tài sản trí tuệ dựa trên ngữ cảnh ở cả dạng có cấu trúc và không có cấu trúc, với các chính sách và kiểm soát tại chỗ từ giúp các tổ chức hoặc doanh nghiệp có thể bảo vệ chống lại sự xâm nhập không mong muốn của dữ liệu này.

3.3. Khả năng hiển thị dữ liệu

Data loss prevention giúp khách hàng  xem và theo dõi dữ liệu của họ trên thiết bị đầu cuối, mạng và đám mây. Điều này sẽ cung cấp cho mọi người khả năng hiển thị về cách người dùng cá nhân trong tổ chức tương tác với dữ liệu.

Ngoài ra, DLP có thể khắc phục một loạt các điểm yếu khác như: các mối đe dọa nội bộ, bảo mật dữ liệu Office 365, phân tích hành vi các đối tượng từ đó đưa ra biện pháp phòng tránh.

4. Tại sao nên dùng Data loss prevention

Nhiều trường hợp mất mát dữ liệu đang ngày một tăng lên, các tổ chức doanh nghiệp phải gia tăng trong việc áp dụng data loss prevention như một phương tiện để bảo vệ dữ liệu.

4.1. Chúng ta cần bảo vệ dữ liệu của mình ở mọi nơi

Tăng cường sử dụng đám mây, mạng chuỗi cung ứng phức tạp và các dịch vụ khác mà những khách hàng  không còn toàn quyền kiểm soát đã khiến việc bảo vệ dữ liệu phức tạp hơn. Yêu cầu hiển thị vào các sự kiện và ngữ cảnh của các sự kiện trước khi rời khỏi tổ chức là việc rất quan trọng trong việc ngăn chặn dữ liệu nhạy cảm của chúng ta xâm nhập vào tay những kẻ xấu.

Data loss prevention

4.2. Các vụ vi phạm dữ liệu ngày càng tăng về cả số lượng và quy mô

Theo một số báo cáo cho biết, chỉ trong vài năm hàng tỷ hồ sơ đã bị mất do các vi phạm dữ liệu khổng lồ như: cấu hình sai cơ sở dữ liệu đã làm rò rỉ gần 200 triệu hồ sơ cử tri Mỹ (2015), vi phạm dữ liệu của Equifax ngày càng lớn hơn và vi phạm Yahoo ảnh hưởng đến 3 tỷ người dùng trên toàn thế giới.

Hơn nữa, các đối thủ từ các quốc gia, tội phạm mạng và người trong cùng nội bộ có mưu đồ đang nhắm mục tiêu dữ liệu nhạy cảm của bạn mà chúng ta khó đề phòng như: gián điệp của công ty, lợi ích tài chính cá nhân và lợi thế chính trị. Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều vụ việc nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ dữ liệu của tổ chức trong mọi tình huống.

4.3. Dữ liệu bị đánh cắp của tổ chức ngày càng có giá trị hơn

Dữ liệu bị đánh cắp thường được bán trên Dark Web – một trang web nơi mà các cá nhân và nhóm có thể mua và sử dụng dữ liệu được đánh cắp vì lợi ích của chính họ. Với một số loại dữ liệu các kẻ xấu có thể lợi dụng và bán tới vài nghìn đô la, đó là một động cơ tài chính rõ ràng để đánh cắp dữ liệu và cũng là mục đích để việc đánh cắp dữ liệu diễn ra thường xuyên hơn.

4.4. Thiếu hụt nhân sự bảo mật

Nhân sự cho bộ phận bảo mật của các tổ chức luôn thiếu hụt và điều này sẽ không thể khắc phục trong thời gian ngắn, gây ra các lo lắng cho khách hàng về sự an toàn dữ liệu của chính họ. Các dịch vụ Data loss prevention hoạt động như các phần mở rộng từ xa để lấp đầy khoảng trống nhân sự đó

5. Kết luận

Data loss prevention được sử dụng để bảo vệ các dữ liệu quan trọng của tổ chức và doanh nghiệp. Có thể nhận thấy được sự thành công nhanh chóng của DLP trong việc chống thất thoát dữ liệu cho người dùng, tạo được sự tin tưởng cho các tổ chức doanh nghiệp sử dụng lâu dài và hạn chế rủi ro.

Xem thêm: E-banking – xu hướng dịch vụ số phổ biến nhất hiện nay

VDI Creator

Cùng chuyên mục

Yêu cầu tư vấn

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin để được hỗ trợ nhanh nhất

Ứng tuyển