Chuyển đổi số và thương mại điện tử có mối quan hệ mật thiết. Bài viết sau đây sẽ giúp các doanh nghiệp thương mại điện tử hiểu rõ hơn về mối liên hệ này, nắm bắt được các xu hướng mới nhất và biết cách xây dựng chiến lược chuyển đổi số thành công.
Mục Lục
- 1. Khái niệm chuyển đổi số và thương mại điện tử
- 2. Mối liên hệ giữa chuyển đổi số và thương mại điện tử
- 3. Cách xây dựng chiến lược chuyển đổi số với doanh nghiệp thương mại điện tử
- 4. Xu hướng chuyển đổi số với doanh nghiệp thương mại điện tử hiện nay
- 4.1. Bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (Direct-to-consumer)
- 4.2. Tăng cường cá nhân hóa nhờ công nghệ Big Data
- 4.3. Công nghệ AR nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến
- 4.4. Phương thức thanh toán trực tuyến trở nên phổ biến
- 4.5. Headless và API-driven eCommerce liên tục đổi mới
- 4.6. Doanh nghiệp tập trung vào tối ưu hóa các công cụ kỹ thuật số
- 5. Kết luận
1. Khái niệm chuyển đổi số và thương mại điện tử
1.1. Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử là hoạt động kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ diễn ra trên sàn giao dịch trực tuyến. Tại đó, các công ty thương mại điện tử có nhiệm vụ tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc đơn giản chỉ cần xây dựng shop và phần mềm. Các công ty khác sẽ giúp sản xuất, lưu trữ, vận chuyển và phân phối sản phẩm của họ tới khách hàng.
1.2. Khái niệm chuyển đổi số trong thương mại điện tử
Đây được coi là quá trình áp dụng công nghệ mới để thay đổi mô hình kinh doanh từ doanh nghiệp truyền thống (có mặt bằng, có cửa hàng nhà đất) sang doanh nghiệp số (giao dịch trực tuyến). Nhờ đó các phương thức điều hành, lãnh đạo và quan trọng là quy trình kinh doanh buôn bán sẽ thay đổi và tiện lợi hơn rất nhiều.
2. Mối liên hệ giữa chuyển đổi số và thương mại điện tử
Thương mại điện tử là 1 lĩnh vực trong quá trình chuyển đổi số. Hiện nay việc áp dụng chuyển đổi số trong thương mại điện tử không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp có sản phẩm hữu hình, mà các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cũng có thể làm được.
Ví dụ: Thời gian trước đây, bên cạnh hệ thống siêu thị Vinmart, Vinmart+, tập đoàn Vingroup còn xây dựng website và ứng dụng mua hàng trực tuyến là VinID. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tăng khả năng tiếp cận, phục vụ nhiều khách hàng hơn, quyền lợi thẻ hội viên VinID cũng được biết đến rộng rãi hơn.
3. Cách xây dựng chiến lược chuyển đổi số với doanh nghiệp thương mại điện tử
3.1. Xác định mục tiêu chuyển đổi số khi thực hiện thương mại điện tử
Trước hết, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu chuyển đổi số trong thương mại của mình là gì để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Trong đó, lợi nhuận và kết quả chuyển đổi số thương mại phải luôn được đặt ở vị trí trung tâm, nó cũng chính là chỉ số quan trọng đánh giá mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong chuyển đổi số.
3.2. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số
Sau khi đã xác định được mục tiêu, doanh nghiệp phải có chiến lược hoạt động đúng đắn thông qua các phương pháp phù hợp. Doanh nghiệp nên đặt chiến lược chuyển đổi số và thương mại điện tử trong điều kiện thực tế, cần trả lời những câu hỏi như: nền tảng thương mại điện tử hiện tại có khả năng bán hàng trên các thiết bị smartphone hay trên thị trường quốc tế không?
3.3. Triển khai các giải pháp công nghệ mới
Để chuyển đổi số thương mại thành công, doanh nghiệp không thể thiếu các giải pháp công nghệ mới và áp dụng các giải pháp này để gia tăng hiệu quả hoạt động trên nền tảng số, đồng thời nâng cao trải nghiệm của khách hàng và đảm bảo an toàn của mạng lưới.
3.4. Cập nhật hành trình của khách hàng bằng VR
Một giải pháp công nghệ hiện đại mà doanh nghiệp nên ứng dụng vào thương mại điện tử là công nghệ thực tế ảo (VR). Ứng dụng công nghệ này sẽ giúp nâng cao trải nghiệm và phục vụ khách hàng tốt hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp không cần sáng tạo lại toàn bộ mô hình kinh doanh để thực hiện các sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số mà chỉ cần ứng dụng đúng các công cụ VR/ AR phù hợp.
3.5. Tập trung vào đổi mới kỹ thuật số
Sau khi đã chuẩn bị được hết các thứ ở trên, việc cuối cùng doanh nghiệp cần làm là tập trung vào đổi mới kỹ thuật số. Dựa trên nhu cầu và mục tiêu kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp cần lựa chọn công nghệ sao cho phù hợp với năng lực và có khả năng phát triển trong tương lai.
4. Xu hướng chuyển đổi số với doanh nghiệp thương mại điện tử hiện nay
4.1. Bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (Direct-to-consumer)
Ngày càng có nhiều khách hàng ưa thích mua hàng trực tiếp từ các thương hiệu thay vì mua qua các shop bán lẻ. Nghiên cứu cho thấy hơn 55% người tiêu dùng muốn được mua sắm trực tiếp, cá nhân hóa và mua các sản phẩm độc quyền mà chính thương hiệu cung cấp. Khách hàng mong muốn mua được hàng thật, giá gốc, nhận được phản hồi trực tiếp và hưởng nhiều chương trình khuyến mại hơn.
4.2. Tăng cường cá nhân hóa nhờ công nghệ Big Data
Big Data cung cấp dữ liệu để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng, giúp họ cảm thấy được quan tâm và dễ dàng lựa chọn mặt hàng phù hợp với nhu cầu, sở thích của mình một cách nhanh chóng
Ví dụ: Các trang thương mại điện tử lớn như Amazon đã tận dụng Big Data dựa trên hành vi mua sắm trước đó của khách hàng, sau đó đưa ra đề xuất phù hợp để cung cấp trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa cho họ.
4.3. Công nghệ AR nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến
Công nghệ thực tế ảo (AR) cho phép khách hàng trải nghiệm trực quan các sản phẩm, dịch vụ mà mình quan tâm một cách đa chiều thay vì chỉ đọc mô tả và nhìn ảnh sản phẩm. Nhờ vậy khách hàng có trải nghiệm mua sắm tốt hơn mà không cần phải qua cửa hàng thực.
4.4. Phương thức thanh toán trực tuyến trở nên phổ biến
Đại dịch COVID-19 diễn ra kéo theo hàng loạt xu hướng mua hàng, trong đó có phương thức thanh toán trực tuyến. Thay vì thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt như trước, xu hướng thanh toán qua E-banking, ví điện tử, các nền tảng blockchain,…đang ngày càng được ưa chuộng vì tính an toàn và tiện lợi.
4.5. Headless và API-driven eCommerce liên tục đổi mới
Headless eCommerce là cơ sở dữ liệu lưu trữ sở thích đặt hàng của khách hàng. Dữ liệu được truyền liên tục đến người dùng thông qua giao diện lập trình ứng dụng (API). Headless eCommerce cũng thân thiện với SEO, tương thích trên nhiều thiết bị, giúp cho việc mua sắm được cá nhân hóa trên nhiều thiết bị một cách dễ dàng.
4.6. Doanh nghiệp tập trung vào tối ưu hóa các công cụ kỹ thuật số
Tối ưu hóa chuyển đổi (CRO) có vai trò quan trọng trong kinh doanh thương mại điện tử. Nếu như các kỹ thuật SEO hướng khách hàng truy cập vào các trang web của doanh nghiệp thì các chiến lược CRO giúp chuyển đổi những truy cập đó thành khách hàng thật.
5. Kết luận
Chuyển đổi số và thương mại điện tử có mối liên hệ rất chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau để giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, việc sở hữu một sản thương mại điện tử chất lượng rất được các doanh nghiệp quan tâm.
Xem thêm: Việt Nam thực hiện chuyển đổi số giao thông thông minh
- VDI hợp tác chiến lược với BKACAD về đào tạo nhân tài - Tháng Mười 30, 2024
- VDI tổ chức thành công workshop giới thiệu giải pháp An Toàn Thông Tin - Tháng Chín 26, 2024
- VDI gặp gỡ đối tác công nghệ lớn và họp bàn hợp tác chiến lược - Tháng Chín 18, 2024