GIS (Geographic Information Systems) là một lĩnh vực công nghệ kết hợp làm việc với các đối tượng thông qua việc thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu trong không gian địa lý, từ đó thực hiện biên tập lại bản đồ, lưu trữ dữ liệu trên bản đồ, thao tác với bản đồ sao cho các sự vật, hiện tượng ngoài không gian thực được tương hợp với nhau.
Giải pháp hệ thống thông tin địa lý GIS bao gồm 3 thành phần chính như sau:
(1) Dữ liệu GIS: được lưu trữ vị trí dưới dạng các lớp. Mỗi tập dữ liệu có một bảng thuộc tính riêng để lưu trữ thông tin về các đối tượng địa lý. Có 2i loại dữ liệu GIS chủ yếu là raster và vector:
– Raster: giống như một mạng lưới vì dữ liệu của chúng được lưu trữ qua nhiều hàng và cột. Dữ liệu này có thể rời rạc hoặc liên tục, ví dụ như biểu thị độ che phủ của đất, dữ liệu thay đổi nhiệt độ hay hình ảnh dưới dạng dữ liệu raster.
– Vector: bản chất là các điểm, đường thẳng và đa giác có đỉnh, ví dụ như hệ thống họng cứu hỏa, các đường bao và ranh giới hành chính thường được biểu thị dưới dạng các vector.
(2) Phần cứng: Dùng để chạy phần mềm GIS và các thiết bị ngoại vi. Phần cứng có thể là máy chủ, điện thoại thông minh hay máy trạm GIS cá nhân. Một số yếu tố khác cần có trong GIS như: màn hình kép, bộ nhớ bổ sung, thẻ xử lý đồ họa chất lượng cao.
(3) Phần mềm: Chuyên phân tích không gian qua việc sử dụng toán học trong hệ thống bản đồ, kết hợp kiến thức địa lý với công nghệ hiện đại để thực hiện các phương pháp đo lường và định lượng. Hiện nay ArcGIS và QGIS được xem là những công ty hàng đầu trong lĩnh vực triển khai phần mềm GIS.
(1) Thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là công việc khó khăn và vất vả nhất khi thực hiện xây dựng nên ứng dụng GIS. Dữ liệu thường được thu thập từ rất nhiều nguồn khác nhau, có thể được đo đạc từ thực địa, lấy từ các loại bản đồ hay dữ liệu thống kê…
(2) Thao tác dữ liệu
Dữ liệu khi được thu thập từ nhiều nguồn sẽ mang nhiều định dạng khác nhau. Trong một số trường hợp, dữ liệu phức tạp đòi hỏi cần chuyển dạng khác (ví dụ từ ppt sang word) và thao tác theo nhiều cách đa dạng để tương thích với yêu cầu hệ thống.
– Quản lý dữ liệu
Quản lý dữ liệu luôn là một chức năng quan trọng của tất cả hệ thống lưu trữ dữ liệu nói chung và hệ thông tin địa lý nói riêng. Hệ thống GIS được yêu cầu phải có khả năng điều khiển dữ liệu dưới mọi dạng thức, đồng thời quản lý một lượng lớn dữ liệu theo một trật tự rõ ràng và hiệu quả.
Một yêu cầu thiết yếu đối với GIS là khả năng liên kết hệ thống giữa chức năng tự động hóa bản đồ và quản lý CSDL (hay sự liên kết giữa dữ liệu trong không gian và thuộc tính của đối tượng địa lý). Các thông tin mô tả của một đối tượng bất kỳ có thể liên hệ trực tiếp tới vị trí của chúng trong không gian. Đây chính là một ưu thế nổi bật của việc vận hành hệ thống GIS.
– Phân tích dữ liệu
Hệ thống GIS cung cấp khả năng hỏi đáp, tìm kiếm, truy vấn bằng các thao tác nhấn chuột đơn giản, cùng với các công cụ phân tích dữ liệu không gian hiệu quả, giúp cung cấp thông tin cho người dùng chính xác, nhanh chóng, kịp thời. GIS cũng hỗ trợ các nhà quản lý và chủ doanh nghiệp ra quyết định tốt hơn.
– Hiển thị dữ liệu
GIS cho phép hiển thị hệ thống dữ liệu tốt nhất dưới dạng các bản đồ hay biểu đồ. Dữ liệu thuộc tính từ GIS có thể dễ dàng được xuất ra các excel, tạo báo cáo thống kê, tạo hình vẽ 2D hay mô hình 3D cùng nhiều loại hình đa dạng khác.
Giải pháp thông tin địa lý GIS được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống, ví dụ như:
(1) Lập bản đồ
Các nhà nghiên cứu sử dụng hệ thống GIS để thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu liên quan đến không gian địa lý. Hoạt động trên GIS bao gồm phân tích vị trí không gian và tổ chức các lớp thông tin trở thành hình ảnh trực quan thông qua việc sử dụng bản đồ, biểu đồ và các cảnh quan 3D.
(2) Quy hoạch đô thị
Trong vấn đề quy hoạch đô thị, GIS được sử dụng giống như một cơ sở dữ liệu không gian, một công cụ phân tích và mô hình hóa, giúp các nhà quy hoạch đô thị xác định và thiết lập các tiêu chí phân vùng được chính xác hơn, đồng thời cho phép mở rộng phát triển đô thị trong tương lai.
(3) Lập kế hoạch giao thông vận tải
Giao thông vận tải là ngành được ứng dụng GIS rất nhiều, chủ yếu sử dụng để lên kế hoạch cơ sở hạ tầng đường bộ và xây dựng tuyến đường mới, cải thiện khả năng di chuyển trên cả nước và trong từng khu vực.
(4) Chuỗi giá trị nông nghiệp
GIS áp dụng trong chuỗi giá trị nông nghiệp giúp phát triển các kỹ thuật canh tác, nuôi trồng hiệu quả hơn thông qua việc phân tích dữ liệu đất, hiểu được tính chất thời vụ và dự đoán sản lượng.
(5) Chăm sóc y tế
GIS giúp lập kế hoạch hỗ trợ và giải đáp thắc mắc trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong bệnh viện.
(6) Quản lý tài nguyên thiên nhiên
Nhờ sự trợ giúp của GIS, thông tin về các nguồn tài nguyên thiên nhiên được duy trì và quản lý một cách chính xác, đầy đủ. GIS cũng đặc biệt quan trọng trong việc phân bổ thông tin về địa lý đất, nước, rừng, thông báo các điểm nóng đa dạng sinh học và cảnh báo các vấn đề về thiên nhiên.
Với mong muốn tạo ra một hệ thống thông tin địa lý có khả năng tương tác tốt và phủ sóng rộng, VDI thực hiện giải pháp GIS đáp ứng các yêu cầu của một Web GIS Portal với các ưu điểm như sau:
(1) Tích hợp thông tin địa lý từ mọi nguồn dữ liệu
– Từ nội bộ: trực tiếp dùng dữ liệu nội bộ có trong hệ thống chủ (ArcGIS Shapefiles, Mapinfo TAB File);
– Từ bên ngoài: tham khảo các nguồn dữ liệu từ các nhà cung cấp dịch vụ GIS bên ngoài như Google Map, Virtual Earth, OpenStreetMap;
(2) Hiển thị và truy vấn với các lớp thông tin địa lý
(3) Quản trị tích hợp giúp sửa đổi thông tin địa lý trực tiếp trên nền GIS mà không cần thông qua các phần mềm chỉnh sửa;
(4) Phân quyền chi tiết cho việc sử dụng các lớp thông tin địa lý
(5) Tích hợp các thuộc tính của lớp thông tin địa lý để phục vụ tra cứu và xây dựng các catalog;
(6) Xây dựng nhiều loại bản đồ và cá nhân hóa các bản đồ;
(7) Xây dựng trên nền tảng Web 2.0 giúp cải thiện trải nghiệm tương tác với người dùng;
(8) Mô hình Widget bản đồ giúp tích hợp nhanh chóng thông tin vào các Web có sẵn.
VDI tiếp tục nghiên cứu giải pháp GIS ở các phiên bản mới hơn, liên tục nâng cấp và phát triển các tính năng mới đáp ứng các nhu cầu mới, đảm bảo liên kết và phục vụ dữ liệu chính xác cho mọi loại hệ thống.