Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, con người đang ngày càng ứng dụng thành công các thành tựu của công nghệ vào đời sống, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình. Mô hình thành phố thông minh kết hợp trên nền tảng tiến bộ của khoa học công nghệ đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm giải quyết các vấn đề của đô thị cũ.
Mục Lục
1. Khái niệm thành phố thông minh
Thành phố thông minh (smart city) là thành phố được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng công nghệ thông tin để kết nối và tạo ra một hệ thống thành phố hữu cơ, hệ thống thành phần với hệ thống trí tuệ nhân tạo được liên kết với nhau chặt chẽ.
Hệ thống này gồm: mạng viễn thông, hệ thống nhúng thông minh, các cảm biến và phần mềm. Toàn bộ hệ thống sẽ giúp cho đô thị từng bước nâng cao chất lượng đời sống, chất lượng phục vụ của chính quyền thành phố được cải thiện, giảm tiêu thụ năng lượng và giúp quản các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả.
2. Tại sao nên phát triển mô hình thành phố thông minh?
Phát triển mô hình thành phố thông minh toàn diện không chỉ là động lực mà còn là thách thức lớn đối với mỗi quốc gia trên thế giới, trong việc giải quyết các vấn đề về hạ tầng đô thị mà không ảnh hướng đến phát triển kinh tế. Khi công nghệ phát triển vượt bậc thì mô hình đô thị cũ không còn đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của con người. Hơn nữa, để duy trì sự phát triển của đất nước thì phát triển thành phố thông minh luôn phải đặt lên hàng đầu.
2.1. Giải pháp quản lý đô thị hiệu quả
Quản lý cơ sở hạ tầng về phần cứng bao gồm các việc như tối ưu hệ thống điện, hệ thống nước, hệ thống chiếu sáng, hệ thống xử lý rác thải và ô nhiễm môi trường, chăm sóc cây xanh cho đô thị.
Bên cạnh đó mô hình đô thị thông minh sẽ hỗ trợ người dân giao tiếp và kết nối với mọi thứ xung quanh bằng công nghệ hiện đại, nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian.
2.2. Giải pháp giao thông thông minh
Vấn đề ùn tắc giao thông đang là vấn đề nan giải nhất hiện nay, hệ thống đường phố chưa được quy hoạch rõ ràng. Điều này làm lãng phí thời gian của người tham gia giao thông, lãng phí nguồn nhân lực và nguồn năng lượng.
Để giải quyết vấn đề này của mô hình đô thị cũ thì mô hình thành phố thông minh sẽ kết hợp với các công nghệ tiên tiến đưa ra các phương pháp như: Các phương tiện giao thông kiểu mới, các mô hình giao thông kiểu mới sẽ xuất hiện. Đặc biệt, mô hình giao thông kiểu mới sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để vận hành hệ thống giao thông và giải quyết bài toán tắc đường.
2.3. Giáo dục thông minh
Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến nền giáo dục trên toàn thế giới. Tất cả học sinh đều không thể tới trường, tuy nhiên các nền tảng giáo dục trực tuyến đã hỗ trợ cho giáo viên và học sinh có thể kết nối với nhau mà không cần đến trường.
Hơn nữa, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào giảng dạy giúp học sinh, sinh viên tiếp cận được những tri thức khoa học hiện đại, tiên tiến trên thế giới. Tạo cơ hội để các sinh viên dễ dàng hội nhập, trao đổi kiến thức với với bạn bè quốc tế.
2.4. Giải pháp nông nghiệp thông minh
Mô hình thành phố thông minh sẽ áp dụng trí tuệ nhân tạo vào nền sản xuất nền nông nghiệp. Tất cả các quy trình từ khâu chọn giống – gieo hạt – chăm sóc – tưới tiêu – thu hoạch sẽ có sự can thiệp của công nghệ giúp năng suất cao hơn, tiết kiệm chi phí thuê nhân lực. Điều đó giúp cho các sản phẩm chất lượng của nông dân đến tay người dùng, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
2.5. Y tế thông minh
Ngày nay, ngành y tế đã áp dụng các công nghệ hiện đại vào các ca phẫu thuật khó để hạn chế rủi ro khi đang thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân. Xây dựng đô thị thông minh giúp ngành y tế đào tạo chuyên sâu các bác sĩ giỏi và tiếp cận nhiều loại máy móc tiên tiến. Các bệnh nhân được chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác. Đưa ra phương pháp điều trị cho các ca khó, giảm thiểu áp lực cho các bác sĩ.
2.6. Động lực để phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh cho quốc gia
Phát triển thành phố thông minh là định hướng để phát triển quốc gia toàn diện. Để trở thành một đô thị thông minh điều quan trọng nhất là phải thu hút được đầu tư và thu hút nguồn nhân lực giỏi.
Việc phát triển thành phố thông minh luôn gắn liền với yếu tố phát triển con người. Những người sống ở đô thị thông minh sẽ được tiếp cận nền giáo dục chất lượng cao, cơ sở hạ tầng và dịch vụ tốt hơn. Hạ tầng ở đô thị thông minh chính là cơ sở để thu hút nhà đầu tư đến làm việc, xây dựng các trung tâm tài chính, phát triển dịch vụ và thương mại.
3. 2 Mô hình thành phố thông minh điển hình trên thế giới
3.1. Mô hình thành phố thông minh ở Singapore
Singapore đã tiến hành áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sống cho người dân, bao gồm các lĩnh vực: Khai thác công nghệ thông minh, xây dựng chính phủ thông minh, thông tin mạng lưới dữ liệu, phát triển trung tâm vận tải và chuyên chở với taxi không người lái.
Thành phố Singapore được lắp đặt cảm biến và camera nhằm theo dõi mọi hoạt động từ độ sạch của môi trường cho đến giao thông đi lại. Việc người dân hút thuốc tại khu vực cấm nhanh chóng bị phát hiện giúp cho đô thị ngày càng văn minh hơn. Ngoài ra, Singapore còn tích cực triển khai thu phí ùn tắc và đầu tư vào cảm biến lắp đặt trên đường đèn giao thông chia pha và đỗ xe thông minh.
3.2. Mô hình thành phố thông minh ở London
London luôn được xếp hàng đầu vào danh sách các thành phố thông minh nhất của thế giới. Thành phố London đã áp dụng các công nghệ để giải quyết các vấn đề giao thông công cộng rất hiệu quả. Trong tương lai gần London sẽ phát triển trở thành thành phố thông minh với các trụ cột: Dịch vụ công cộng được áp dụng công nghệ và dữ liệu thông tin, tất cả các nhà ở mới được kết nối mạng bằng hệ thống cáp quang, trong các tòa nhà công và cơ sở hạ tầng vật chất sẵn hỗ trợ triển khai dịch vụ Internet 4G, thử nghiệm dịch vụ internet 5G.
4. Kết luận
Mô hình thành phố thông minh đang được các quốc gia trên thế giới chú trọng phát triển. Những lợi ích mà nó đem lại cho cuộc sống con người vô cùng thiết thực, giảm thiểu các vấn đề còn hạn chế ở đô thị cũ. Giúp cho nền văn minh nhân loại tiến lên một tầm cao mới.
5. FAQs – các câu hỏi thường gặp
– Con người: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, khi các quốc gia trọng dụng tốt các nhân tài của đất nước thì định hướng phát triển đô thị thông minh triển khai hiệu quả hơn. Bởi những chuyên gia, kỹ sư sẽ giúp chính phủ đưa ra các phương án xây dựng tốt nhất.
– Cơ sở hạ tầng dựa trên công nghệ
– Sáng kiến môi trường.
– Quản lý giao thông hiệu quả, phương tiện công cộng chức năng cao.
– Kế hoạch phát triển thành phố tiến bộ và chắc chắn.
Cuối năm 2021, tại Việt Nam đã có 41/63 tỉnh thành phố đang triển khai xây dựng đề án về thành phố thông minh. Tuy nhiên, hiện nay việc triển khai đô thị thông minh tại Việt Nam còn riêng lẻ, thiếu tính đặc thù cho mỗi thành phố. Nguồn lực cho phát triển đô thị thông minh, bao gồm nguồn vốn và nguồn lực con người cũng còn có hạn.
Giao thông thông minh chính là một phần quan trọng trong đề án xây dựng thành phố thông minh. Việc triển khai lắp đặt các hệ thống camera giám sát giao thông thông minh và đèn đường thông minh trên các khu phố đô thị là những giải pháp kết hợp với công nghệ giúp hệ thống giao thông văn minh hơn.
- VDI hợp tác chiến lược với BKACAD về đào tạo nhân tài - Tháng Mười 30, 2024
- VDI tổ chức thành công workshop giới thiệu giải pháp An Toàn Thông Tin - Tháng Chín 26, 2024
- VDI gặp gỡ đối tác công nghệ lớn và họp bàn hợp tác chiến lược - Tháng Chín 18, 2024