Trong công cuộc số hóa đa ngành, chuyển đổi số trong y tế được coi là lĩnh vực quan trọng nhất. Dễ thấy tác động của đại dịch COVID-19 ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, do vậy ngành y tế không thể không cập nhật công nghệ số hóa để phát triển mạnh mẽ, đem lại lợi ích kịp thời cho tất cả mọi người.
Mục Lục
1. Thế nào là chuyển đổi số trong y tế
Chuyển đổi số trong y tế là việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách tổng thể và toàn diện, trong đó đặc biệt tập trung tới các công nghệ hiện đại với mục đích thay đổi tích cực các hoạt động y tế, nâng cao dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.
Quá trình chuyển đổi số có thể thay đổi các hoạt động của ngành y tế theo 3 mục tiêu chính:
- Thứ nhất, tác động đến cách thức lãnh đạo trong nội bộ cơ quan, đơn vị ngành y tế; hướng đến cách thức lãnh đạo và ra quyết định chính xác, hiệu quả dựa trên nền tảng công nghệ số.
- Thứ hai, tác động đến việc cung cấp và tiếp cận dịch vụ y tế từ cách truyền thống sang công nghệ số, giúp mọi người được có được dịch vụ y tế nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.
- Thứ ba, tác động đến cách thức làm việc của đội ngũ cán bộ và người làm việc trong ngành y tế, chuyển đổi phương thức làm việc từ truyền thống sang môi trường công nghệ số.
2. Xu hướng chuyển đổi số trong y tế
2.1. Xu hướng trên thế giới
2.1.1. Xu hướng Khám chữa bệnh từ xa (Telemedicine)
Xu hướng này giúp các bác sĩ có thể kiểm tra, đánh giá, chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân từ xa dựa trên nền tảng công nghệ. Thị trường khám chữa bệnh từ xa trên toàn cầu hiện có quy mô khoảng 45,5, tỷ USD (2019) và được dự đoán sẽ đạt 175,5 tỷ USD năm 2026.
2.1.1.2. Xu hướng IoMT (Internet of Medical Things)
Có thể nói IoMT đang thay đổi bộ mặt của lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhờ khả năng thu thập và phân tích dữ liệu sức khỏe thông qua kho lưu trữ đám mây hay hệ thống máy chủ.
Các chuyên gia ước tính IoMT sẽ giúp ngành chăm sóc sức khỏe giảm được 300 tỷ USD chi phí y tế mỗi năm. Thị trường IoMT trên toàn cầu đang được định giá 44,5 tỷ USD (2018) và được dự báo sẽ tăng đến 254,2 tỷ USD năm 2026.
2.1.1.3. Xu hướng Theo dõi từ xa (RPM)
Các tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang tìm cách nâng cao các giải pháp giám sát RPM để hỗ trợ những bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc tình trạng sức khoẻ không ổn định.
Một nghiên cứu của Johns Hopkins Medicine đã khẳng định tầm quan trọng của các thiết bị đeo giúp theo dõi hoạt động của bệnh nhân. Cụ thể, nó có thể đo hoạt động thể chất và đưa ra đánh giá chính xác về thể trạng bệnh nhân với độ an toàn cao hơn các phương pháp truyền thống.
2.1.1.4. Xu hướng Công nghệ thực tế ảo tăng cường (VR – AR)
Theo một báo cáo của Grand Review Research, quy mô toàn cầu của công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường trong dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đã đạt hơn 2 tỷ USD (2020) và dự kiến sẽ tăng cao trong giai đoạn 2023-2028.
Công nghệ VR-AR được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: phẫu thuật, chẩn đoán, phục hồi chức năng,… Ví dụ, Microsoft HoloLens đã hợp tác với Philips Healthcare nghiên cứu và ra mắt môi trường thực tế hỗn hợp – nơi mà dữ liệu thực tế được kết hợp với hình ảnh y khoa 3D thông qua nhận biết giọng nói, ánh mắt và các cử chỉ nâng cao của con người.
2.1.1.5. Xu hướng Y học hỗ trợ bởi AI
Xu hướng này xác định kiểu hình của những trường hợp khó khăn: bệnh nhân không đáp ứng được liệu trình điều trị hoặc có nhu cầu chăm sóc đặc biệt. Tính riêng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, quy mô thị trường này trị giá tới 11 tỷ USD (2020), ước tính đạt CAGR là 12,3% vào năm 2027.
Trí tuệ nhân tạo AI được xem như “đòn bẩy” giúp tối ưu hóa lộ trình khám bệnh, can thiệp điều trị kịp thời và kê đơm thuốc thông qua sử dụng hệ thống Big Data để nắm bắt được sự biến đổi dù là nhỏ nhất ở người bệnh.
2.2. Xu hướng trên thế giới
2.2.1. Xu hướng Sử dụng hồ sơ y tế cá nhân
Hồ sơ y tế cá nhân cho phép người dùng cập nhật và lưu trữ toàn bộ thông tin sức khỏe, bao gồm: thông tin tiêm chủng, nhóm máu, tiền sử bệnh, các kết quả khám chữa bệnh… Các tài liệu này được lưu trữ tập trung và có hệ thống cẩn thận trong một tài khoản trực tuyến, người dùng có thể truy cập và xem thông tin mọi lúc mọi nơi.
2.2.2. Xu hướng Khám từ xa
Bắt kịp xu hướng khám chữa bệnh từ xa rất phổ biến trên toàn cầu, ngành y tế Việt Nam tiếp tục kỳ vọng xu hướng này như mũi nhọn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Hiện rất nhiều cơ sở y tế và bệnh viện tại Việt Nam đã áp dụng phương thức này và thu được nhiều kết quả tốt.
2.2.3. Xu hướng Số hóa hệ thống thông tin y tế
Tại các bệnh viện ở Việt Nam, việc tổng hợp dữ liệu khám chữa bệnh vẫn là một khó khăn do thông tin rời rạc và thiếu sự đồng bộ. Vì vậy xu hướng số hóa hệ thống thông tin y tế ra đời thay thế giấy tờ bệnh án truyền thống được kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề này.
Ứng dụng số hóa thông tin y tế đặc biệt hướng đến cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân thông qua nhiều đổi mới xuyên suốt quá trình sử dụng dịch vụ y tế. Số hoá dữ liệu giúp cho việc quản lý trong các bệnh viện được dễ dàng hơn, giảm áp lực văn phòng, giúp y bác sĩ có thêm nhiều thời gian tập trung vào chuyên môn.
2.2.4. Xu hướng áp dụng Trí tuệ nhân tạo và Tự động hóa
Bên cạnh việc xây dựng các hồ sơ điện tử nhờ việc phân tích thông qua AI, thời gian gần đây, các nghiên cứu về robot y tế cũng bắt đầu nhận được sự quan tâm tại Việt Nam. Robot y tế được yêu cầu có độ chính xác cao, mục đích giải quyết việc thiếu hụt nguồn nhân lực trong ngành, làm các công việc đơn giản được lập trình sẵn, và quan trọng là tránh sự tiếp xúc giữa con người, giúp giảm nguy cơ lây lan giữa đại dịch COVID-19.
3. Kết luận
Chuyển đổi số trong y tế được xem là mục tiêu quan trọng trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, mang lại những giá trị và cơ hội được khám chữa bệnh hiện đại, hiệu quả và nhanh chóng hơn trước đây. Việc áp dụng chuyển đổi số vào ngành y tế là một hướng đi tất yếu mà bất kỳ một cơ sở chăm sóc sức khỏe nào cũng sẽ phải ứng dụng trong hiện tại và tương lai.
Xem thêm: 3 xu hướng chuyển đổi số ngành giao thông vận tải ở Việt Nam
- VDI hợp tác chiến lược với BKACAD về đào tạo nhân tài - Tháng Mười 30, 2024
- VDI tổ chức thành công workshop giới thiệu giải pháp An Toàn Thông Tin - Tháng Chín 26, 2024
- VDI gặp gỡ đối tác công nghệ lớn và họp bàn hợp tác chiến lược - Tháng Chín 18, 2024