Chuyển đổi số ngành nông nghiệp đang là xu hướng được quan tâm rất lớn. Thế giới ghi nhận sự đóng góp mạnh mẽ của ngành nông nghiệp trong nhiều năm, ngay cả khi dịch COVID-19 hoành hành. Tuy nhiên tại Việt Nam, nông nghiệp còn nhiều hạn chế, đòi hỏi có sự thay đổi mạnh mẽ về hệ thống công nghệ để bứt phá – do xu hướng chuyển đổi số đang được áp dụng rộng rãi trên đa lĩnh vực.
Mục Lục
1. Thực trạng chuyển đổi số ngành nông nghiệp
1.1. Khó khăn khi năng lực chuyển đổi số ngành nông nghiệp còn hạn chế
Trên thế giới, thống kê của WB năm 2019 cho thấy nông nghiệp cung cấp 37,22% tổng số việc làm, đóng góp 13,96% tổng GDP của các quốc gia. Dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, năm 2020, tổng giá kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 42,1 tỉ đô la Mỹ, tăng 2,5% so với năm 2019.
Ngành Nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, chưa có được những sự phát triển và bứt phá mạnh mẽ. Với số lượng lao động khoảng 17,5 triệu người trên 53,4 triệu lao động, giá trị sản lượng nông nghiệp của Việt Nam chỉ đóng góp 0,32% vào mức tăng trưởng 7,02% GDP năm 2019 của cả nước (Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, 2020).
Một số khó khăn còn tồn tại như:
- Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Thu nhập và đời sống của phần lớn nông dân còn thấp so với khu vực thành thị; thu nhập của nông dân chỉ bằng 78% bình quân chung cả nước, chênh lệch thu nhập giữa các hộ nông thôn có xu hướng gia tăng.
1.2. Thực trạng chuyển đổi số ngành nông nghiệp tại Việt Nam
Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, Bộ vẫn chưa ban hành chương trình, kế hoạch chuyển đổi số của ngành Nông nghiệp.
Cục BVTV đã phối hợp với Tập đoàn Viettel xây dựng phần mềm nhận diện sinh vật gây hại ứng dụng Big Data và Trí tuệ nhân tạo.
Tuy nhiên, Bộ chưa xây dựng Hệ thống tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh (LGSP); đang triển khai kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) theo hình thức LGSP as a Service do Bộ TTTT hỗ trợ.
Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã triển khai một số phần mềm, cơ sở dữ liệu (113 loại cơ sở dữ liệu và 32 phần mềm chuyên ngành trong các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy lợi,… ) phục vụ quản lý điều hành chung của Bộ như: Phần mềm cơ sở dữ liệu Thống kê, Cơ sở dữ liệu quản lý các dự án đầu tư, Hệ thống phần mềm thư viện điện tử, Cơ sở dữ liệu nông nghiệp nông thôn các tỉnh, Cơ sở dữ liệu thông tin thị trường.
Tuy nhiên, hệ thống các cơ sở dữ liệu của Bộ hiện nay không liên kết, chia sẻ và tích hợp được với nhau. Phần lớn các cơ sở dữ liệu lạc hậu về công nghệ.
Đối với lĩnh vực trồng trọt, theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, chuyển đổi số trong lĩnh vực này có 2 nhiệm vụ trọng tâm: Xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành trồng trọt và xây dựng, Quản lý mã số vùng trồng.
Cục Chăn nuôi đang phối hợp với Tập đoàn VNPT xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho chuyển đổi số ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn trong đó có CSDL về chăn nuôi.
2. Nội dung chính của chuyển đổi số ngành nông nghiệp
2.1. Phát triển hạ tầng kỹ thuật số
Để phát triển hạ tầng phục vụ cho định hướng chuyển đổi số ngành nông nghiệp lâu dài, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đề ra các nhiệm vụ chính:
- Xây dựng trung tâm dữ liệu, phục vụ lưu trữ, vận hành các hệ thống thông tin chuyển đổi số của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin của cơ quan văn phòng Sở và các đơn vị trực thuộc Sở nhằm đáp ứng việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số được tốt hơn
- Mua sắm trang thiết bị phục vụ cho Văn phòng Sở và các đơn vị trực thuộc của Sở. Phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, họp giao ban và triển khai các nhiệm vụ của các cấp
Dự kiến các nhiệm vụ trên được thực hiện trong năm 2022-2023.
2.2. Phát triển dữ liệu số
Xây dựng hệ thống CSDL trên đa lĩnh vực, bao gồm nổi bật có:
- CSDL lâm nghiệp
- CSDL phát triển nông thôn
- CSDL đất nông nghiệp (Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản), thổ nhưỡng, thích nghi cây trồng, nông hoá
- CSDL chăn nuôi
- CSDL nuôi trồng thủy sản
- CSDL thủy lợi
- CSDL quản lý thông tin sâu bệnh cây trồng, vật nuôi
- CSDL nông thôn mới
- CSDL nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,…
Dự kiến thực hiện tới năm 2025.
2.3. Phát triển nền tảng số
Xây dựng các nền tảng chuyên nghiệp, gần gũi, cung cấp thông tin chính xác tới người dân
- Cổng thông tin nông nghiệp
- Nền tảng chuỗi khối (blockchain) phục vụ truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông nghiệp
- Nền tảng phân tích dự báo số liệu (dựa trên công nghệ Big Data, IoT, AI và Power BI) phục vụ sản xuất nông nghiệp
- Nền tảng GIS cho lĩnh nông nghiệp phục vụ quản lý quy hoạch nông nghiệp; hiện trạng sản xuất nông nghiệp (tích hợp tất cả các lớp thông tin lĩnh vực nông nghiệp, thông tin thổ nhưỡng..) và hỗ trợ ra quyết định chuyên ngành nông nghiệp.
- Nền tảng GIS lâm nghiệp (công nghệ GIS, viễn thám) phục vụ công tác quản lý và bảo vệ rừng
- Nền tảng GIS thủy lợi phục vụ công tác sản xuất, canh tác nông nghiệp và cung cấp các bản tin cảnh báo, dự báo tình trạng thiếu nước tới người dân và cơ quan quản lý
- Nền tảng hỗ trợ và giám sát quản lý sản xuất nông nghiệp cung cấp các thông tin về giống cây trồng, các kỹ thuật canh tác, sản xuất, hướng dẫn sử dụng phân bón đúng cách, hiệu quả
- Nền tảng Mobile nông nghiệp nhằm cung cấp phương tiện kỹ thuật số cho người dân tra cứu thông tin, tiếp cận chuyên gia để hỗ trợ chuyên môn trong sản xuất, ứng phó dịch bệnh, trao đổi học tập kinh nghiệm và tiếp cận các kênh phân phối…
- Nền tảng quản trị nội dung nông nghiệp cung cấp các thông tin về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp, thông tin giá cả thị trường, giới thiệu quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ xuất nhập khẩu.
Dự kiến thực hiện tới năm 2025.
3. Lời kết
Cùng với nông nghiệp, các ngành mũi nhọn như công nghiệp và dịch vụ đã đưa chuyển đổi số vào hầu hết các lĩnh vực. Đi theo chủ trương đến năm 2025 cả nước thực hiện chuyển đổi số, nước ta đang thực hiện rất tốt các vai trò đề ra.
Là một công ty công nghệ có bề dày kinh nghiệm và khao khát bứt phá, VDI tự hào đang đi theo những con đường đúng đắn, hỗ trợ cho cả nước chuyển đổi số ngành nông nghiệp một cách toàn diện.
Xem thêm: Xu hướng chuyển đổi số ngành ngân hàng
- VDI hợp tác chiến lược với BKACAD về đào tạo nhân tài - Tháng Mười 30, 2024
- VDI tổ chức thành công workshop giới thiệu giải pháp An Toàn Thông Tin - Tháng Chín 26, 2024
- VDI gặp gỡ đối tác công nghệ lớn và họp bàn hợp tác chiến lược - Tháng Chín 18, 2024