Chính phủ điện tử là ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào các hệ thống làm việc, các chức năng và thủ tục của chính phủ nhằm tăng hiệu quả, minh bạch và hỗ trợ người dân tốt hơn. Chính phủ điện tử như một công cụ hỗ trợ quản trị hiệu quả. Khi có áp dụng chính phủ điện tử thì quy trình sẽ được rút ngắn lại, thủ tục, dịch vụ công được nâng cao chất lượng và việc trao đổi thông tin giữa các sở ban ngành hay với người dân sẽ trở lên dễ dàng hơn.
Thực trạng áp dụng chính phủ điện tử hiện nay
Phát triển chính phủ điện tử là điều tất yếu trong cách mạng công nghệ thông tin hiện nay. Tuy nhiên Việt Nam còn nhiều hạn chế trong việc triển khai và xây dựng vì:
– Về cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng chính phủ điện tử thì chưa có quy định về kết nối, chia sẻ dữ liệu hoạt động của cơ quan nhà nước, những quy định về về văn thư, lưu trữ điện tử, các văn bản quy định về sử dụng văn bản điện tử trọng giao dịch và thanh toán cũng còn thiếu. Các chính sách ưu đãi dài cho công nghệ thông tin bị chậm trong việc triển khai.
– Một số cơ quan, người đứng đầu điều hành ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính phủ điện tử vẫn chưa chỉ đạo quyết liệt. Bên cạnh đó thì cách làm việc truyền thống cũng là một rào cản, nhiều cán bộ vẫn giữ thói quen làm việc trên giấy tờ vì ngại sử dụng công nghệ, sợ mất vai trò công khai cũng như sợ bị giám sát minh bạch.
– Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin cốt lõi để phát triển chính phủ điện tử chậm được triển khai, các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đã được triển khai nhưng lại thiếu sự kết nối và chia sẻ.
– Dịch vụ công trực tuyến đã có những bước cải thiện nhưng vẫn ở mức 3, 4 còn rất thấp. Và các dịch vụ công ở địa phương triển khai còn riêng lẻ, chưa đồng bộ nên khó tra cứu thông tin, dễ trùng lặp và khó kết nối.
Năng lực triển khai của VDI
VDI tự hào là một trong những đơn vị cung cấp chuyển đổi số Chính phủ lớn tại Việt Nam.
VDI bắt đầu thực hiện tư vấn và triển khai chuyển đổi số từ năm 2015, đến nay đã đạt được những con số ấn tượng: triển khai được 44 hệ thống cho 33 sở, bộ ban ngành thuộc 18 tỉnh thành trên cả nước
Với kinh nghiệm thực tế triển khai tại nhiều tỉnh địa phương và đa lĩnh vực (như nông nghiệp, tài nguyên môi trường, quản lý quy hoạch, văn hóa du lịch,…). VDI nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số trong xã hội 4.0. Đồng thời, Công ty cũng hết mình thực hiện trách nhiệm trong việc hỗ trợ tỉnh/địa phương trong công cuộc chuyển đổi số.
Đặc biệt, trong số các dịch vụ được triển khai cho Chính phủ, VDI tự hào đã thực hiện tới 2000 điểm cầu hội nghị truyền hình đến các phường, xã trong năm 2021 cho các khách hàng của Viettel. Đây cũng là nhiệm vụ phục vụ công tác chỉ đạo điều hành phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ.
Những giải pháp cho việc xây dựng chính phủ điện tử
Để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng của chính phủ điện tử hiện nay và phục vụ cho việc chuyển đổi số quốc gia được diễn ra thành công. VDI đã đưa ra một số giải pháp:
Hệ thống quản lý dữ liệu xác thực mạnh
Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ điện tử ngày càng nhiều điều đó cũng tiềm ẩn mối lo bị tấn công mạng, vì vậy các hình thức các thực an toàn là một điều cần thiết. Xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu hiện đại, dễ dàng trao đổi dữ liệu tự đồng cần có một hệ thống xác thực dữ liệu mạnh để nhận dang cá nhân và ủy quyền khi cần thiết.
Khung khả năng tương tác và thực hiện các giải pháp kỹ thuật
Nhiều quy trình kinh doanh cho các dịch vụ kỹ thuật số trong các chính phủ thông qua các tổ chức khác nhau. Thông tin được chia sẻ giữa các tổ chức đó phải được hoàn toàn hiểu bởi những người tham gia. Nó có nghĩa là các hệ thống kỹ thuật số phải được xây dựng trên các tiêu chuẩn chung.
Cơ sở dữ liệu kỹ thuật số và cổng thông tin công dân
Cổng thông tin công dân giúp người dùng (công dân, doanh nghiệp, khách truy cập) dễ dàng truy cập vào các dịch vụ điện tử khác nhau và cung cấp cho chính phủ một nền tảng vững chắc và thuận tiện để tích hợp và quảng bá các dịch vụ mới cả trên điện thoại thông minh và tất cả các thiết bị kỹ thuật số khác.
Đăng ký và quản lý các dịch vụ và cơ sở dữ liệu của chính phủ điện tử
Danh mục các giải pháp tương tác (CatIS) là một công cụ bổ sung cho việc điều phối các hệ thống thông tin nhà nước, một công cụ để phát triển và quản trị lớp trao đổi dữ liệu. CatIS cung cấp một cái nhìn tổng quan về hệ thống thông tin, dịch vụ và các tài sản có khả năng tương tác. Ngoài ra, nó hoạt động như một hệ thống hỗ trợ cho việc thực hiện nguyên tắc một lần.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Công nghệ đám mây là một giải pháp thuận tiện, an toàn và tiết kiệm chi phí cho các tổ chức khu vực công và các nhà cung cấp các dịch vụ quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển của xã hội thông tin. Nó đơn giản hóa việc tiếp cận của các cơ quan chức năng đối với chuyên môn cấp cao về công nghệ máy chủ.
Nâng cao năng lực bảo mật thông tin của khu vực công, khi các dịch vụ công được chuẩn hóa và không còn phụ thuộc vào một tổ chức cụ thể:
– Nâng cao năng lực liên quan đến lưu trữ và quản trị hệ thống thông tin;
– Điều hòa chất lượng dịch vụ;
– Cho phép cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, không bị gián đoạn;
– Cho phép tiết kiệm đầu tư phần cứng và phần mềm;
– Hỗ trợ đổi mới và triển khai nhanh chóng các giải pháp công nghệ mới.
Tủ điện tử
Hệ thống Thông tin cho Phiên họp Chính Phủ là một công cụ mạnh mẽ để hợp lý hóa quy trình ra quyết định của chính phủ và tiến hành các cuộc họp của chính phủ dưới dạng điện tử – hoàn toàn không cần giấy tờ.