Trí tuệ nhân tạo (hay AI – Artificial Intelligence) là thuật ngữ không còn xa lạ, và các ứng dụng AI đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong mọi lĩnh vực đời sống. Với mục đích hỗ trợ và dần thay thế công sức của con người, giúp tăng năng suất lao động lên tối ưu, AI có vai trò rất lớn khai phá những ngóc ngách công nghệ trong thời đại 4.0
Hãy cùng điểm qua một số ứng dụng AI nổi bật đã giúp thế giới trở nên dễ dàng hơn.
Mục Lục
1. Robot ứng dụng AI
1.1. Robot ứng dụng AI là gì?
Robot ứng dụng AI được con người phát minh nhằm mục đích thay thế hoặc hỗ trợ trong các hoạt động sản xuất và trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Robot AI cao cấp và “thông minh” hơn những người máy thông thường, vì chúng được tạo ra nhờ vào các phần mềm phức tạp mô phỏng trí tuệ con người
Robot AI đang có mặt rất nhiều trong các lĩnh vực liên quan đến giáo dục và dịch vụ.
1.2. Các robot ứng dụng AI nổi bật trên thế giới
1.2.1. Robot ứng dụng AI Sophia
Nhắc tới robot ứng dụng AI nổi tiếng không thể không kể tới robot Sophia – được xem là robot trí tuệ nhân tạo thông minh nhất thế giới, cũng là robot đầu tiên có quốc tịch công dân.
Sophia được “sinh ra” và phát triển bởi Hanson Robotics tại Hong Kong, có vẻ ngoài giống người thật nhất từ trước đến nay. Sophia được kết hợp giữa công nghệ và cả nghệ thuật, với khao khát chinh phục và đạt đến mức độ cao nhất của trí tuệ nhân tạo.
1.2.2. Robot ứng dụng AI Vector
Robot Vector được sản xuất bởi Anki – công ty chuyên về đồ chơi trí tuệ nhân tạo lớn nhất thế giới. Vector không đơn giản là đồ chơi của trẻ em, nó được xem như thiết bị robot gia đình
Vector gần giống với các ứng dụng AI trợ lý ảo như Siri hay Alexa, với câu kích hoạt là “Hey Vector”. Đây là robot rất được các gia đình ưa chuộng vì có thể trả lời mệnh lệnh thậm chí chơi trò chơi, hỗ trợ các công việc nhà cho chủ nhân.
2. Trợ lý ảo ứng dụng AI
2.1. Trợ lý ảo ứng dụng AI là gì?
Trợ lý ảo (trợ lý kỹ thuật số, trợ lý giọng nói hay là trợ lý AI) là một ứng dụng lập trình hỗ trợ con người thông qua tiếp nhận giọng nói
Trợ lý ảo hiện đại có khả năng nhận biết nhiều loại ngôn ngữ và vốn từ vựng vô cùng phong phú. Điển hình có các ứng dụng AI trợ lý ảo nổi tiếng là Siri, Alexa và Google Assistant.
2.2. Vai trò của trợ lý ảo ứng dụng AI
Trợ lý ảo ứng dụng AI được áp dụng trong nhiều lĩnh vực hỗ trợ con người. Một số công việc chính mà trợ lý AI có thể làm là:
- Tự tìm kiếm thông tin chỉ bằng mệnh lệnh;
- Dự báo thời tiết;
- Sắp xếp các sự kiện và cuộc họp theo lịch trình, nhắc nhở người dùng về lịch trình đó;
- Tiếp nhận và thực hiện mệnh lệnh bằng giọng nói;
- Tạo lập To-do-list
- Dịch thuật;
- Cập nhật về lưu lượng trên lộ trình;
- Theo dõi hàng tồn kho trong kho và tự động điền vào danh sách mua sắm với các mặt hàng sẽ được đưa ra ngoài;
- Điều khiển thiết bị điện trong nhà như tủ lạnh, máy điều hòa, máy giặt;
- Đọc email và các văn bản thành tiếng;
- Tự ghi lại lời nói chính tả và chuyển nó thành văn bản thay vì đánh máy thủ công.
3. Ứng dụng AI trong lĩnh vực giao thông vận tải
3.1. Ứng dụng AI giúp giải quyết bài toán giao thông
Bài toán giao thông luôn là vấn đề nan giải và đòi hỏi nhiều phương án giải quyết, trong đó, trí tuệ nhân tạo được coi là công cụ hữu hiệu từ rất sớm
Hệ thống giao thông thông minh (Intelligent Transport Systems – ITS) được áp dụng trong giao thông đường bộ, nhằm giải quyết tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông
Các thiết bị cảm ứng thông minh (camera thông minh) sẽ được lắp đặt ở nhiều vị trí trên đường, theo dõi mọi chuyển động của các phương tiện giao thông và ghi lại những vi phạm nếu có. Các hình ảnh sẽ được ghi lại rõ nét và “ngay lập tức’
Hiện nay có nhiều quốc gia đã áp dụng ITS, trong đó có Hàn Quốc được xem là tiên phong và cũng là quốc gia có hệ thống giao thông thông minh ứng dụng AI tốt nhất thế giới.
3.2. Xe hơi không người lái ứng dụng AI
Google và Tesla là 2 “ông lớn” tiên phong trong lĩnh vực sản xuất xe tự vận hành – xe không người lái
Thời gian trước đó, ứng dụng AI được dùng hỗ trợ tài xế trong lúc lái xe, nhắc nhở nếu tài xế có dấu hiệu không an toàn trên đường. Với hàng chục cảm biến, AI có thể xác định các tình huống nguy hiểm để cảnh báo cho người lái hoặc kiểm soát phương tiện để tránh gây tai nạn
Phát minh xe tự hành của Google là Waymo. Phần mềm AI của nó có thể thu thập dữ liệu từ các thiết bị cảm ứng tinh vi (camera, radar, GPS,…) và tự điều khiển xe trên đường
Về phần Tesla, họ thiết kế 8 camera trên mỗi chiếc xe điện cùng với rất nhiều cảm biến siêu âm, sonar, radar hướng ra phía trước và gần như loại bỏ vai trò của GPS.
4. Ứng dụng AI trong lĩnh vực y tế
Trí tuệ nhân tạo được áp dụng trong y tế như: chẩn đoán bệnh, nghiên cứu thuốc,… thậm chí là chỉnh sửa gen.
4.1. Ứng dụng AI trong chẩn đoán bệnh
Người ta đã có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo trong việc tự động chẩn đoán bệnh, ưu điểm là vừa rẻ, vừa nhanh lại chính xác. Thông tin về hình ảnh bình thường, bệnh lý, các chỉ số cơ thể… sẽ được các nhà khoa học “dán nhãn”, nạp vào máy tính, sắp xếp, xử lý…, từ đó máy tính có thể nhận diện, phân loại rồi đưa ra các chẩn đoán khi chúng trùng với dữ liệu của bệnh nhân
Ứng dụng AI đã rất thành công trong việc phát hiện ung thư phổi hoặc đột quỵ dựa trên các phim chụp; đánh giá nguy cơ đột tử do các bệnh tim dựa trên điện tâm đồ và hình ảnh cắt lớp, cộng hưởng từ tim; phân loại tổn thương da trên những hình ảnh da được cung cấp; đánh giá bệnh võng mạc tiểu đường thông qua hình ảnh soi đáy mắt.
4.2. Ứng dụng AI trong nghiên cứu thuốc và dược liệu
Quá trình nghiên cứu thuốc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, tuy nhiên hiện nay AI đã thành công khi thực hiện được đầy đủ các giai đoạn nghiên cứu, bao gồm: đánh giá các đích tác dụng; tìm kiếm được đúng các phân tử thuốc/các thuốc có khả năng liên kết với đích đã chọn; kiểm tra hợp chất mới trong phòng thí nghiệm và trên lâm sàng về độ an toàn, hiệu quả; đạt được sự chấp thuận và đưa thuốc mới tới tay các bác sĩ và bệnh nhân
Trong tương lai ta có thể tin tưởng quá trình nghiên cứu dược liệu nhờ ứng dụng AI sẽ trở nên phổ biến và tiện lợi hơn nhiều.
5. Ứng dụng AI trong lĩnh vực giáo dục
Nắm bắt được những điểm tiện lợi từ các sản phẩm nghiên cứu của ngành khoa học Deep Learning, hệ thống giáo dục cũng đưa trí tuệ nhân tạo vào trong giảng dạy dựa trên nền tảng các trợ lý ảo như: Siri, Cortana, hay Alexa của Google
Các trợ lý ảo là sản phẩm của mô hình Deep Learning vận hành bằng cách thu thập các nghiên cứu phân tích tâm lý và hành vi của con người, từ đó tương tác với người sử dụng bằng 3 hình thức: văn bản (chat), giọng nói (voice) và hình ảnh.
Ngoài ra còn có hệ thống dạy kèm học sinh bằng ứng dụng AI – thu thập dữ liệu trình độ học của riêng từng học sinh và lập trình những chương trình dành riêng cho họ. Tuy nhiên hệ thống này đến nay vẫn còn khá nhiều hạn chế.
6. Lời kết – Cơ hội việc làm cho ngành học Trí tuệ nhân tạo – Ứng dụng AI
Hiện nay, nhu cầu về nhân sự cho ngành Trí tuệ nhân tạo là rất cao nhưng mới chỉ đáp ứng 10% nhu cầu tuyển dụng của thị trường trong nước, chưa kể thị trường nước ngoài. Trí tuệ nhân tạo có thể được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, vì vậy cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường rất đa dạng.
Các ngành nghề liên quan đến trí tuệ nhân tạo có thể kể đến: Kỹ sư phát triển ứng dụng AI, Kỹ sư phát triển hệ thống tự động hóa, robot, Chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo, Kỹ sư dữ liệu, Phân tích kinh doanh…tại các công ty công nghệ trong nước và quốc tế
Ngoài công nghệ Trí tuệ nhân tạo, Big Data và SOC cũng là những lĩnh vực rất tiềm năng cho định hướng nghề nghiệp.
Xem thêm: Tổng quan về Big Data
- VDI hợp tác chiến lược với BKACAD về đào tạo nhân tài - Tháng Mười 30, 2024
- VDI tổ chức thành công workshop giới thiệu giải pháp An Toàn Thông Tin - Tháng Chín 26, 2024
- VDI gặp gỡ đối tác công nghệ lớn và họp bàn hợp tác chiến lược - Tháng Chín 18, 2024