Điện toán đám mây (Cloud Computing) là thuật ngữ không còn xa lạ với hoạt động của hầu hết doanh nghiệp hiện nay. Các ứng dụng sử dụng điện toán đám mây đem lại nhiều kết quả đầy tích cực, hứa hẹn còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.
Cùng VDI tìm hiểu tổng quan về công nghệ điện toán đám mây qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
1. Khái niệm điện toán đám mây
Điện toán đám mây (Cloud Computing) – hay còn gọi là điện toán máy chủ ảo – giúp cung cấp các công nghệ, tài nguyên máy tính liên kết với một mạng lưới Internet chung. Với mô hình điện toán đám mây, người dùng sẽ được tiếp cận và sử dụng các tài nguyên như dịch vụ công nghệ, năng lượng điện toán, khả năng lưu trữ cơ sở dữ liệu một cách nhanh chóng và đồng bộ.
Các ứng dụng web nổi tiếng đến từ các hãng cung cấp lớn như Google hay Microsoft đều dựa trên công nghệ điện toán đám mây. Một số ứng dụng khác như Gmail hay Google Drive cũng đều dựa trên điện toán đám mây. Khi sử dụng những ứng dụng đó, người dùng có thể truy cập kho dữ liệu chung rất lớn trên Internet.
2. Điện toán đám mây ra đời như thế nào?
Về cơ bản, những công ty hay tập đoàn lớn thường cài đặt tất cả các ứng dụng và phần mềm thông qua 1 cụm máy chủ. 1 công ty sẽ có 1 hệ thống máy chủ, 2 công ty thì có 2 hệ thống, tương tự vậy với hàng trăm hay hàng ngàn công ty sẽ có lượng máy chủ tương ứng. Do vậy số lượng hệ thống máy chủ là rất lớn, để giảm tải các chi phí phát sinh từ việc xây dựng các hệ thống đó, điện toán đám mây đã ra đời. “Đám mây” ở đây chính là cả hệ thống Internet – 1 mạng lưới khổng lồ vô tận.
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng điện toán đám mây để đăng tải các ứng dụng làm việc của họ lên Internet, đồng thời thêm nhiều tính năng mới thông qua trình duyệt web. Ví dụ gần đây nhất là sự xuất hiện của Chrome OS.
3. Điểm đặc biệt của thuật toán điện toán đám mây
Thuật toán trong điện toán đám mây có thể hiểu đơn giản như sau: Trong mỗi công ty, các ứng dụng làm việc được cài đặt ngay trên hệ thống máy chủ. Điều này đòi hỏi nhiều công sức, tiền bạc và thời gian để bảo trì, giữ cho mọi thứ liên tục hoạt động và nâng cấp khi cần thiết.
Nhưng khi doanh nghiệp cùng áp dụng điện toán đám mây, tất cả nhân viên đều sử dụng được các ứng dụng y hệt chỉ cần có kết nối Internet. Không những giảm thiểu được chi phí bảo trì, các doanh nghiệp còn có thể cấp quyền truy cập cho khách hàng của họ sử dụng các ứng dụng đó.
4. Các ứng dụng điện toán đám mây
Một số ứng dụng được thực hiện thông qua cơ sở điện toán đám mây có thể kể tới:
– Cơ sở dữ liệu đám mây
– Kiểm tra và phát triển nền tảng website, ứng dụng web
– Phân tích, vận hành cơ sở dữ liệu Big Data
– Lưu trữ dữ liệu trên web thông qua Cloud Server
– Chia sẻ dữ liệu thông qua nền tảng Google Drive, Dropbox, Shutterstock…
5. Các mô hình dịch vụ của điện toán đám mây
Điện toán đám mây được giải thích với 3 thuật ngữ là: IaaS, PaaS và SaaS.
5.1. IaaS
Infrastructure as a Service (IaaS) giúp người dùng truy cập đến phần cứng hệ thống mạng máy tính.
IaaS cung cấp nhiều nguồn tài nguyên như firewalls, load balancers, các địa chỉ IP. Hệ điều hành và các ứng dụng trên web do người dùng tự cài đặt và cập nhật, đảm bảo sự linh hoạt trong sử dụng.
IaaS phổ biến được cung cấp bởi Amazon, Memset, Google, Window… Có một cách giúp quản lý IaaS dễ dàng hơn là phát triển các templates cho các dịch vụ đám mây để tạo ra 1 bản kế hoạch chi tiết để xây dựng hệ thống ready-to-use, đồng thời tránh tình trạng di chuyển giữa các đám mây khác nhau.
5.2. PaaS
Platform as a Service (PaaS) giúp người sử dụng Cloud Computer bằng các hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, máy chủ web và môi trường thực thi lập trình. Nó cũng cho phép người dùng tập trung vào một số ứng dụng cụ thể, cho phép nhà cung cấp đám mây quản lý và đo lường tài nguyên tự động.
PaaS cho phép tập trung hơn vào ứng dụng và dịch vụ đầu cuối hơn là chi phí về thời gian cho hệ điều hành. Các nhà cung cấp IaaS cũng đồng thời cung cấp PaaS giúp giảm tải chi phí công việc.
5.3. SaaS
Software as a Service (SaaS) là sự lựa chọn tốt nhất để tập trung vào người dùng cuối, giúp truy cập đến các phần mềm trên nền tảng đám mây mà không cần quản lý cơ sở hạ tầng và nền tảng nó đang chạy.
SaaS dễ dàng truy cập và có thể mở rộng, ví dụ như email, phần mềm office và các công cụ kiểm toán từ Google, Microsoft, Freshbooks…
5.4. Các “as a service” khác
Khi mô tả về điện toán đám mây, ta hay thêm “as a service” vào phía sau để định nghĩa nó như 1 hệ thống mạng toàn cầu hơn là một hệ thống máy tính riêng lẻ trong văn phòng. Các thuật ngữ “Storage as a service” (STaaS), “Data as a service” (DaaS) hay “Security as a service” (SECaaS) được xem như các biến thể của 3 dạng mô hình gốc nói trên.
6. Kết luận
Có thể nói điện toán đám mây là công cụ vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp để tối ưu hóa hoạt động chung và tối thiểu hóa chi phí. Tiềm năng phát triển của mô hình điện toán đám mây là vô tận, các doanh nghiệp nên cập nhật liên tục để áp dụng được những lợi ích tốt nhất cho công ty. VDI là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp lưu trữ dữ liệu trên điện toán hàng đầu tại Việt Nam, đây cũng là giải pháp đã nhận được giải thưởng Sao Khuê 2023 với những tính năng đột phá. Để tìm hiểu thêm về giải pháp này, bạn có thể tham khảo tại: VED – Giải pháp kho dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây.
- VDI hợp tác chiến lược với BKACAD về đào tạo nhân tài - Tháng Mười 30, 2024
- VDI tổ chức thành công workshop giới thiệu giải pháp An Toàn Thông Tin - Tháng Chín 26, 2024
- VDI gặp gỡ đối tác công nghệ lớn và họp bàn hợp tác chiến lược - Tháng Chín 18, 2024