Hiện nay, giáo dục thông minh không còn quá xa lạ và nó đang thay thế dần cho phương thức giảng dạy truyền thống. Đây là một xu hướng giáo dục mới nhằm xây dựng môi trường học tập hiện đại, giúp các em học sinh được phát triển toàn diện hơn và tiếp cận sớm với công nghệ.
Mục Lục
1. Thế nào là giáo dục thông minh?
Giáo dục thông minh (Smart Education) là mô hình giảng dạy với trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại. Môi trường học tập có sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến nhằm đào tạo nên thế hệ tương lai thông minh và toàn diện. Học sinh, sinh viên có thể học tập bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, có sự chuẩn bị kỹ càng và thích ứng tốt hơn khi hòa nhập vào thời kỳ công nghệ kỹ thuật số.
Smart trong Smart Education còn được hiểu với ý nghĩa khác ngoài nghĩa “thông minh”, mỗi chữ trong từ smart được tách ra và có ý nghĩa là:
– S (Self-directed): Định hướng tương lai
– M (Motivated): Động lực học tập
– A (Adaptive): Khả năng thích ứng
– R (Resource enriched): Nguồn tài liệu học phong phú
– T (Technology embedded): Áp dụng công nghệ tiên tiến
2. Mô hình giáo dục thông minh
2.1. Hệ thống trung tâm điều hành tập trung
Hệ thống trung tâm điều hành gồm 3 cấp: Các cơ sở giáo dục, Phòng giáo dục và Sở Giáo dục đào tạo. Các cấp này sẽ được kết nối với Trung tâm điều hành tập trung của toàn tỉnh thành.
Các văn bản, số liệu, hình ảnh sẽ luôn được cập nhật theo thời gian thực thông suốt từ cấp dưới đi lên, công tác quản lý và điều hành của ngành Giáo dục đào tạo minh bạch và hiệu quả hơn.
2.2. Hệ thống các trường học thông minh
Các trường học sẽ được thường xuyên đổi mới, các mô hình giảng dạy khoa học và ứng dụng công nghệ sẽ được áp dụng cho việc giảng dạy nhiều hơn, thay thế hình thức dạy học truyền thống. Hệ thống các trường học thông minh là một trong những thành phần quan trọng nhất của giáo dục thông minh.
2.3. Kho số liệu học
Kho số liệu học có đầy đủ các bài giảng, giáo án, sách điện tử cũng như các phần mềm có đầy đủ các chức năng như: cung cấp dữ liệu và mô phỏng giúp các bài giảng của giáo viên hấp dẫn và phong phú hơn. Hơn nữa, học sinh/sinh viên cũng có thể tự tìm tòi thông tin bài học trên internet và tự nghiên cứu kiến thức một cách dễ dàng.
2.4. Hệ thống đào tạo theo hình thức trực tuyến
Đây là phương thức giảng dạy thông qua thiết bị điện tử được kết nối mạng để dạy và học.
– Đối với giáo viên: Nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ giảng dạy, cũng như năng lực về tin học, tiếp thu và truyền đạt những ứng dụng công nghệ cho học sinh/sinh viên.
– Đối với học sinh: Hình thức học trực tuyến hỗ trợ cho học sinh/sinh viên kết hợp hài hòa giữa khả năng nghe – nhìn – hiểu. Ngoài ra cung cấp một môi trường học hiện đại, rút ngắn trình độ giáo dục và khoảng cách vùng miền cho học sinh/sinh viên.
2.5. Hệ thống kiểm tra và đánh giá chất lượng
Hệ thống kiểm tra, đánh giá chất lượng là một quy trình khép kín. Từ khâu xây dựng câu hỏi đề thi – tổ chức thi – chấm điểm – báo cáo thống kê chất lượng được triển khai một cách chặt chẽ tại các kỳ thi đánh giá chất lượng.
2.6. Hệ thống đối tác kết nối trong nước và quốc tế
Hệ thống kết nối trong nước, quốc tế giúp cho học sinh và giáo viên tham gia các chương trình trao đổi trong và ngoài nước có cơ hội tiếp xúc, học hỏi kiến thức, tiếp xúc nền văn hoá đa dạng trên thế giới.
3. Lợi ích của giáo dục thông minh
3.1. Tính linh hoạt
Smart education hỗ trợ học sinh/sinh viên học tập một cách linh hoạt, phù hợp với khả năng của từng cá nhân. Với các bài giảng online và các khóa học trực tuyến, người học có thể xem lại mọi lúc, mọi nơi trên nhiều thiết bị khác nhau, trao đổi thắc mắc với thầy/cô giáo nhanh chóng và dễ dàng.
3.2. Tính chủ động
Đối với giáo dục truyền thống, các thầy/cô giáo thường đóng vai trò chính trong việc truyền đạt kiến thức. Nhưng ở mô hinh học này, người dạy có nhiệm vụ chính là hướng dẫn, hỗ trợ học sinh học tập và giải đáp những thắc mắc của học sinh/sinh viên về bài học đó. Học sinh/sinh viên hoàn toàn chủ động tìm hiểu bài mới trước ở nhà.
Giáo dục thông minh hướng tới mục tiêu giúp học sinh phát triển một cách toàn diện các kỹ năng về cảm xúc, trí tuệ, tư duy phản biện, cách tìm tòi kiến thức thông tin…
3.3. Tính mới mẻ
Thay vì cố định dạy theo như giáo án truyền thống, thì phương pháp dạy trong mô hình giáo dục thông minh đem đến cho học sinh/sinh viên sự khám phá, tò mò thôi thúc tư duy tìm kiếm phát triển.
Các giáo viên đặt ra một vấn đề nhưng lại không giải đáp vấn đề đó trực tiếp mà cho học sinh/sinh viên tìm hiểu suy nghĩ theo tư duy bản thân sau đó đưa ra ý kiến về phương hướng giải quyết vấn đề đó. Cách này giúp học sinh/sinh viên mở rộng tư duy tìm kiếm phương pháp, từ một vấn đề học sinh có thể tư duy các cách giải khác nhau chứ không nhất thiết giống như đáp án của giáo viên. Từ đó giúp mang lại cho người học hứng thú trong việc nghiên cứu, tìm tòi và phát triển.
4. Kết luận
Với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay, việc xây dựng hệ thống giáo dục thông minh là điều không quá khó khăn. Nhiều trường đại học/cao đẳng tại Việt Nam đang hướng đến xây dựng một hệ thống giáo dục thông minh toàn diện nhất. Trên đây là bài viết mà VDI muốn chia sẻ tới quý đọc giả về giáo dục thông minh. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp quý đọc giả có cái nhìn chi tiết hơn về smart education.
->>> Xem thêm: Mô hình thành phố thông minh
->>> Xem thêm: Top 7 thành phố thông minh trên thế giới
5. FAQs – Các câu hỏi thường gặp
– Smart education áp dụng khoa học công nghệ vào hỗ trợ việc giảng dạy. Hoạt động này ở mô hình giáo dục truyền thống dường như không có;
– Vai trò của giáo viên ở smart education là người hỗ trợ cho học sinh/sinh viên. Còn ngược lại học sinh và sinh viên là người chủ động tìm kiếm và tiếp thu kiến thức;
– Phương pháp học tập ở smart education rất linh hoạt, học sinh/sinh viên tự chủ phương pháp học cho riêng mình. Còn ở mô hình truyền thống thì theo khuôn mẫu giáo án của giáo viên.
– Học sinh/sinh viên được tiếp cận với các ứng dụng, thiết bị công nghệ tiên tiến;
– Có cơ hội giao lưu, trao đổi kiến thức với thầy cô và hs/sv trên toàn quốc cũng như quốc tế nhờ các phần mềm tổ chức meeting;
– Học hỏi kiến thức từ nhiều nguồn thông tin khác nhau;
– Tìm kiếm các cuộc thi một cách dễ dàng và cũng dễ dàng đăng ký tham gia.
- VDI hợp tác chiến lược với BKACAD về đào tạo nhân tài - Tháng Mười 30, 2024
- VDI tổ chức thành công workshop giới thiệu giải pháp An Toàn Thông Tin - Tháng Chín 26, 2024
- VDI gặp gỡ đối tác công nghệ lớn và họp bàn hợp tác chiến lược - Tháng Chín 18, 2024