Sơ lược về 3 trụ cột chuyển đổi số chính trong chiến lược Chuyển đổi số quốc gia - VDigital
V D I

, , , ,

Sơ lược về 3 trụ cột chuyển đổi số chính trong chiến lược Chuyển đổi số quốc gia

Năm 2022, tuy mới lần đầu phát động chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhưng Việt Nam đã gặt hái được rất nhiều thành công trên lĩnh vực công nghệ số. Để đạt được như vậy, một phần công sức rất lớn nằm ở chiến lược chuyển đổi số đúng đắn của Chính phủ với 3 trụ cột chuyển đổi số chính: Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số.

    1. Trụ cột chuyển đổi số – Chính phủ số

    Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng định nghĩa:

    Chính phủ số là Chính phủ có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế lại và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo phát triển, dẫn dắt CĐS quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế – xã hội“;

    tru-cot-chuyen-doi-so-quóc-gia
    Ông Nguyễn Huy Dũng phát biểu về các trụ cột Chuyển đổi số quốc gia

    Chính phủ số chính là Chính phủ điện tử (CPĐT). Vì vậy, khi nói phát triển Chính phủ số chính là nói phát triển CPĐT. Chính phủ số đã bao hàm CPĐT. Phát triển CPĐT và phát triển Chính phủ số không phải là việc làm mang tính tuần tự, xong việc này mới đến việc kia“.

    Chính phủ số là một cấu thành quan trọng của chiến lược Chuyển đổi số quốc gia, bên cạnh kinh tế số và xã hội số nhưng Chính phủ số có sứ mệnh dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, do vậy phải đi trước, đi đầu và tạo không gian phát triển cho kinh tế số, xã hội số.

    2. Trụ cột chuyển đổi số – Kinh tế số

    Theo thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, kinh tế số bao gồm 3 cấu phần như sau:

    Một là: Kinh tế số thuần ICT/Viễn thông (Kinh tế số ICT), là lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông;

    Hai là: Kinh tế số Internet/nền tảng (Kinh tế số Internet), gồm các hoạt động kinh tế dựa hoàn toàn vào mạng Internet như dịch vụ số, kinh doanh số, kinh tế nền tảng, kinh tế dữ liệu, kinh tế thuật toán, kinh tế chia sẻ, kinh tế việc làm tự do (Gig), và các hình thức kinh doanh trên Internet khác;

    Ba là: Kinh tế số ngành/lĩnh vực (Kinh tế số ngành), là các hoạt động kinh tế dựa trên việc chuyển đổi số ngành, lĩnh vực, áp dụng các công nghệ số, nền tảng số vào các ngành, lĩnh vực truyền thống nhằm tăng năng suất lao động, tối ưu hóa vận hành, tạo giá trị kinh tế mới, mô hình kinh doanh mới, gồm các hoạt động như: quản trị điện tử, thương mại điện tử, tài chính số, ngân hàng số, nông nghiệp thông minh, sản xuất thông minh, du lịch thông minh…

    tru-cot-chuyen-doi-so-quóc-gia

    Trong 3 cấu phần của kinh tế số nói trên, 2 cấu phần kinh tế số ICT/Viễn thông và kinh tế số Internet/nền tảng thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT).

    Cấu phần kinh tế số ngành/lĩnh vực thuộc trách nhiệm của tất cả các bộ quản lý chuyên ngành, Bộ TT&TT đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy, tạo dựng hạ tầng, nền tảng cho các lĩnh vực này để phát triển.

    3. Trụ cột chuyển đổi số – Xã hội số

    Xã hội số là xã hội hiện đại được áp dụng và tích hợp công nghệ số vào mọi mặt đời sống, làm thay đổi thói quen học tập, làm việc, giao tiếp, mua sắm, giải trí,… của tất cả mọi người dân, hình thành nên công dân số và văn hoá số.

    Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho rằng: “Xây dựng xã hội số lấy người dân làm trung tâm, doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo, Chính phủ đóng vai trò bệ đỡ. Dựa trên ứng dụng dữ liệu và công nghệ số để xây dựng một xã hội số đem lại tiện lợi, hạnh phúc, đa dạng cho người dân, nâng cao hiệu quả của Chính phủ và doanh nghiệp.

    tru-cot-chuyen-doi-so-quóc-gia

    Các tiêu chí cơ bản để đánh giá mức độ phát triển xã hội số gồm:

    (1) Danh tính số và hệ thống định danh, xác thực điện tử;

    (2) Khả năng kết nối mạng;

    (3) Phương tiện số của người dân;

    (4) Mức độ sử dụng dịch vụ trên Internet của người dân;

    (5) Mức độ sử dụng DVC trực tuyến của người dân;

    (6) Kỹ năng số, nhân lực số và giáo dục điện tử;

    (7) Mức độ phổ cập của y tế điện tử, dịch vụ tư vấn sức khoẻ, khám chữa bệnh từ xa.

    Kinh tế số và xã hội số có mối liên kết chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau, là 2 mặt không tách rời của quá trình phát triển, quá trình chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực, địa phương.

    Kết luận

    Để thực hiện tốt chương trình Chuyển đổi số quốc gia, không chỉ có chiến lược đúng đắn từ Chính phủ mà các ban, ngành các cấp, lãnh đạo các địa phương cũng cần vào cuộc để cùng chung tay giúp toàn dân thực hiện số hóa, đem lại đời sống ấm no hơn, hiện đại hơn. Và trên đây là 3 trụ cột chuyển đổi số chính trong chiến lược Chuyển đổi số quốc gia.

    Xem thêm: Tổng quan về chuyển đổi số tại Việt Nam – Định hướng đến năm 2030

    VDI Creator

    Cùng chuyên mục

    Yêu cầu tư vấn

    Vui lòng nhập đầy đủ thông tin để được hỗ trợ nhanh nhất

    Ứng tuyển