Ngành công nghệ thông tin đã chứng kiến sự phát triển bùng nổ và được dự đoán sẽ ngày càng vươn lên mạnh mẽ trong tương lai. Vì vậy, cơ hội việc làm trong lĩnh vực này rất rộng mở. Tham khảo 7 việc làm ngành công nghệ thông tin không lo lỗi thời cho những ai đã, đang và sẽ làm việc trong ngành công nghệ thông tin.
Mục Lục
1. Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer)
Ngày nay, dữ liệu với bất kỳ cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nào đều vô cùng quý giá. Các doanh nghiệp hiện đều dựa vào dữ liệu, phân tích và đưa ra các quyết định quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công ty. Do đó, Kỹ sư dữ liệu là vị trí không thể thiếu.
Công việc của một Kỹ sư dữ liệu bao gồm chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì các nền tảng dữ liệu sau đó tích hợp vào hệ thống tối ưu hóa luồng dữ liệu và quy trình thu thập dữ liệu của một công ty.
2. Chuyên viên Phân tích nghiệp vụ (Business Analyst)
Đúng như tên gọi, nhiệm vụ chính của một Chuyên viên Phân tích nghiệp vụ là phân tích và đánh giá toàn bộ quy trình hoặc chiến lược kinh doanh của công ty để xác định vấn đề cần cải thiện, từ đó đề xuất hướng giải quyết cụ thể.
Một Chuyên viên Phân tích nghiệp vụ phải làm việc với nhiều phòng ban, cả nội bộ công ty và khách hàng. Vì thế, một BA không chỉ cần hiểu biết về trực quan hóa dữ liệu, khai thác dữ liệu và các ngôn ngữ lập trình khác nhau mà còn phải có kỹ năng giao tiếp và tư duy phản biện.
3. Quản lý dự án (Project Manager)
Project Manager là người chịu trách nhiệm toàn phần cho dự án từ lúc bắt đầu tới khi kết thúc. Nhiệm vụ của một Chuyên viên Quản lý dự án là sắp xếp kế hoạch, đảm bảo mọi nhân viên hoàn thành deadline, quản lý ngân sách, trang thiết bị, tài liệu và nhân lực.
PM đóng một vai trò quan trọng trong một công ty công nghệ thông tin vì họ phụ trách tất cả các hoạt động của một dự án để đáp ứng các yêu cầu được đề ra.
4. Lập trình viên (Software Developer)
Sự đổi mới và phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đồng nghĩa với nhu cầu về các lập trình viên ngày càng tăng cao. Công việc của Lập trình viên bao gồm xác định, thiết kế, cài đặt và kiểm tra hệ thống phần mềm; duy trì và cập nhật chương trình thường xuyên để đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru.
Để làm tốt vị trí này, người phát triển phần mềm cần có mắt nhìn chi tiết và tư duy phản biện mạnh mẽ.
5. Kỹ sư phần mềm (Software Engineer)
Kỹ sư phần mềm chịu trách nhiệm tạo và duy trì các ứng dụng phần mềm. Do đó, vị trí này đóng vai trò là chìa khóa để đổi mới quy trình cho các công ty. Kỹ sư phần mềm sẽ làm việc với với các Software Developer và Business Analyst để thảo luận về giải pháp phần mềm tốt nhất cho doanh nghiệp.
Kỹ sư phần mềm cần có khả năng đề xuất ngôn ngữ lập trình và sử dụng thành thạo chúng. Vị trí này cũng cần hiểu rõ về cấu trúc dữ liệu, thuật toán dữ liệu và kiến trúc phần mềm.
6. Nhà phát triển web (Web Developer)
Ngày nay, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sở hữu một website để giới thiệu công ty và quảng bá sản phẩm, dịch vụ của công ty mình. Vì thế, Web Developer dường như là vị trí cần thiết hơn cả. Các nhà phát triển web chịu trách nhiệm phát triển các ứng dụng dựa trên website, phù hợp với các yêu cầu kinh doanh.
Một nhà phát triển web có thể viết mã và tập lệnh cho các ứng dụng, xây dựng và tối ưu hóa một trang web an toàn, duy trì một số ứng dụng web, giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan và thực hiện kiểm tra trang web thường xuyên và bảo trì thường xuyên.
Thông thường, các doanh nghiệp tìm kiếm các nhà phát triển web có kinh nghiệm sử dụng các công cụ như WordPress, AWS, MySQL, JavaScript, Ruby, CSS cũng như các ngôn ngữ lập trình và framework phổ biến khác.
7. Phân tích hệ thống (System Analyst)
Các nhân viên phân tích hệ thống tạo ra các kỹ thuật giúp giải quyết các vấn đề kinh doanh bằng cách phân tích hệ thống công nghệ thông tin trong tổ chức. Họ chịu trách nhiệm tìm ra các vấn đề, sự cố và khắc phục chúng theo cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Các nhân viên phân tích hệ thống cần kiểm tra các chương trình và cơ sở dữ liệu để đảm bảo rằng chúng đang hoạt động hiệu quả, đồng thời họ cần kiểm tra bảo mật cũng như tạo và duy trì tài liệu về các hệ thống trong tổ chức.
Ứng viên có suy nghĩ sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề tốt là những kỹ năng các doanh nghiệp tìm kiếm cho vị trí này.
8. Lời kết
Tại VDI, cơ hội việc làm luôn rộng mở cho những sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin đam mê nghiên cứu và phát triển các dịch vụ số. Hãy theo dõi trang tuyển dụng của chúng tôi để nhận thông tin mới nhất nhé!
Xem thêm: Các ứng dụng quan trọng của công nghệ Big Data
- VDI hợp tác chiến lược với BKACAD về đào tạo nhân tài - Tháng Mười 30, 2024
- VDI tổ chức thành công workshop giới thiệu giải pháp An Toàn Thông Tin - Tháng Chín 26, 2024
- VDI gặp gỡ đối tác công nghệ lớn và họp bàn hợp tác chiến lược - Tháng Chín 18, 2024