QĐ Số 5275/QĐ-BNN-VP ngày 31/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT:
Ban hành Kế hoạch CĐS của Bộ NN & PTNT năm 2022, xác định các nội dung ưu tiên:
– Lĩnh vực Trồng trọt: CSDL phục vụ cấp và quản lý mã số vùng trồng. Ban hành hướng dẫn cấp, quản lý mã số vùng trồng. Số hóa quy trình cấp để triển khai cấp mã số vùng trồng trực tuyến.
– Lĩnh vực Chăn nuôi: CSDL về thức ăn chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi.
– Lĩnh vực Thủy sản: CSDL địa lý (GeoDatabase), CSDL quản lý vùng nuôi trồng thủy sản.
– Lĩnh vực Lâm nghiệp: CSDL rừng ven biển, tích hợp vào Hệ thống thông tin quản lý ngành Lâm nghiệp.
– Lĩnh vực Chế biến và Phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản: Hệ thống DL điều hành cung cầu nông sản, dự báo thông tin thị trường xuất khẩu các nông sản chủ lực.
– Lĩnh vực Quản lý Xây dựng công trình: CSDL các dự án đầu tư xây dựng công trình (thủy lợi) phục vụ giám sát thi công.
– Lĩnh vực Quản lý chất lượng, nông lâm sản và thủy sản: CSDL chế biến, kinh doanh, quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản.
2. Bộ giải pháp về Chuyển đổi số lĩnh vực Nông – Lâm nghiệp và Thuỷ lợi của VDI bao gồm:
2.1. Dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ cho việc lập quy hoạch
– Dự báo nhu cầu sử dụng đất: Dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ lập quy hoạch sử dụng đất dựa trên tính toán tối ưu đa mục tiêu.
– Phân tích không gian: Phân tích để lựa chọn các thửa đất tối ưu về mặt không gian.
– Quản lý quy hoạch sử dụng đất: Quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất các kỳ trước và theo cấp quy hoạch.
– API chia sẻ dữ liệu: Cơ chế chia sẻ dữ liệu thông qua trục LGSP.
2.2. CÁC HỆ THỐNG CSDL GIS (Lĩnh vực trồng trọt)
– Quản lý không gian lúa và cafe: Hỗ trợ quản lý, cập nhật CSDL GIS trực tuyến.
– Tích hợp báo cáo thông minh: Dễ dàng xây dựng hệ thống báo cáo đa dạng.
– Tương tác bản đồ trực quan: Xem thông tin bản đồ dưới nhiều cách thức.
– API chia sẻ dữ liệu lên trục tích hợp: Cơ chế chia sẻ dữ liệu thông qua trục LGSP cấp tỉnh.
2.3. Hệ thống CSDL đất lúa và hướng dẫn phân bón
– CSDL đất lúa: Quản lý, khai thác các bản đồ Chuyên đề (thổ nhưỡng, nông hóa, đơn vị đất đai…).
– Hướng dẫn sử dụng phân bón: Hướng dẫn sử dụng hiệu quả phân bón, thích hợp cho cây trồng.
– Bản đồ trực tuyến: Hiển thị và tương tác trực quan.
– API tích hợp, chia sẻ: Chia sẻ dịch vụ dữ liệu qua trục tích hợp.
2.4. Hệ thống hướng dẫn và dự báo nhu cầu phân bón
– Dự báo nhu cầu phân bón: Dự báo nhu cầu dựa trên loại đất, giống cây, năng suất kỳ vọng…
– Hướng dẫn sử dụng phân bón: Hướng dẫn sử dụng hiệu quả phân bón, thích hợp cho cây trồng.
– Bản đồ trực tuyến: Hiển thị và tương tác trực quan.
– API tích hợp, chia sẻ: Chia sẻ dịch vụ dữ liệu qua trục tích hợp.
2.5. Hệ thống theo dõi và cảnh báo cháy rừng
– Theo dõi cháy rừng: Dựa trên dữ liệu Hotspot của NASA và của trạm thu MODIS.
– Quản lý CSDL Hotspot: Làm nền tảng dữ liệu quan trọng để xây dựng các dự báo, tính toàn độ tin cậy, lập bản đồ nguy cơ chạy…
– Bản đồ trực tuyến: Tương tác trực quan, theo dõi vị trí, độ cao điểm chạy trên Nền bản đồ rừng, bản đồ địa hình, ảnh vệ tinh, ảnh Spot…
– Dự báo nguy cơ cháy rừng: Dự báo nguy cơ chạy rừng dựa trên dữ liệu cháy trong quá khứ, các khu vực trọng điểm chạy rừng.
– Cảnh báo cháy rừng: Gửi thông tin cháy rừng tới lãnh đạo cục, lực lượng kiểm lâm địa bàn và người dùng được đăng ký.
– Theo dõi khu vực cháy: Đánh giá mức độ cháy (hiện tại) và mức độ phục hồi của rừng theo thời gian (sau cháy).
– API tích hợp, chia sẻ: Chia sẻ dịch vụ dữ liệu qua trục tích hợp.
2.6. Hệ thống thông tin thủy lợi
– Thông tin thuỷ lợi: Cảnh báo nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn…
– Hỗ trợ ra quyết định: Bản tin phân tích, đánh giá nhu cầu, kế hoạch sử dụng nước phục vụ sản xuất.
– Bản đồ trực tuyến: Tương tác và xem thông tin trực quan các đối tượng (hồ chứa, công trình thủy lợi, khu vực thiếu nước….).
– API tích hợp, chia sẻ: Chia sẻ dịch vụ dữ liệu qua trục tích hợp.
2.7. Hệ thống GIS nông nghiệp
– Hệ thống GIS nông nghiệp: Quản lý các lớp thông tin Hiện trạng và Quy hoạch.
– Phân tích hỗ trợ ra quyết định: Hỗ trợ đa dạng các công cụ phân tích chuyên sâu trong lĩnh vực nông nghiệp.
– Mobile bản đồ trực tuyến: Thiết kế Mobile cho Nông nghiệp, xem và tương tác thông tin trên bản đồ GIS.
– API tích hợp, chia sẻ: Chia sẻ dịch vụ dữ liệu qua trục tích hợp.
2.8. Hệ thống quản lý giống
– Quản lý cá thể: Quản lý số liệu chi tiết từng cá thể.
– Báo cáo theo dõi: Quản lý bức tranh tổng thể đàn giống, lập biểu đồ, số liệu chi tiết.
– Đánh giá di truyền: Phân tích di truyền học các yếu tố về giống cho từng cá thể.
– Quản lý khác: Hỗ trợ các tính năng xuất bán sản phẩm, quản lý sản xuất và nhiều tính năng khác.
* Điểm nổi bật
– Giải pháp công nghệ phải hiện đại, mở (không có tính độc quyền để chỉ một số đơn vị mới làm được).
– Giải pháp phải đảm bảo khả năng mở rộng cấu trúc và tùy biến các API thông qua giao diện để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh và kết nối tới các trục tích hợp cấp tỉnh, ngành.
– Giải pháp phải cho phép chuyên viên của sở dễ dàng cấu hình/tùy biến các thông tin được phép hiển thị công bố để chủ động điều chỉnh theo các yêu cầu văn bản chỉ đạo phát sinh.
– Giải pháp phải xây dựng trên nền tảng GIS (do nhiều lớp dữ liệu ngành xây dựng có tính chất không gian). Nền tảng GIS phải mạnh, cho phép tạo bản đồ, quản lý lớp bản đồ, thay đổi cách trình bày đối tượng, chuyển đổi dễ dàng giữa các hệ tọa độ..).
– Giải pháp nên kế thừa, chuyển đổi và tích hợp được dữ liệu từ các CSDL được xây dựng trước đây của Sở.
– Giải pháp quản lý thông tin/bản đồ trên Mobile phải dễ dàng quản trị và được kiểm soát thông qua giao diện Web.