Case study Chuyển đổi số ngành nông nghiệp - VDigital
V D I
Awesome Image

Case study Chuyển đổi số ngành nông nghiệp

I. Báo cáo ngành nông nghiệp Việt Nam

Năm 2022, ngành nông nghiệp đã đạt nhiều kết quả ấn tượng, tiêu biểu:

  • Lĩnh vực nông lâm thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu trên 50 tỷ USD và có một số mặt hàng bước vào nhóm xuất khẩu tỷ USD như cá ngừ (1,03 tỷ USD), thức ăn gia súc (1,13 tỷ USD), phân bón và nguyên liệu (1,08 tỷ USD).
  • Xây dựng chính sách pháp luật ngành để tạo điều kiện phát triển nông lâm ngư nghiệp

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2022 giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 3,3% so với 2021 và giá trị gia tăng toàn ngành tăng trên 3%.

Chính phủ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương quyết liệt thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn để đạt “Mục tiêu kép”:

  1. Duy trì tăng trưởng trên tất cả các tiểu ngành, lĩnh vực, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô
  2. Bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, góp phần bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế
  3. Giá trị xuất khẩu NLTS đạt ở mức cao, thặng dư thương mại tăng cao
  4. Số xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới tăng, sản phẩm đạt chuẩn OCOP tăng mạnh
  5. Công tác xây dựng thể, nhất là các chương trình, đề án quan trọng mà Bộ chủ trì, tham gia xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành làm cơ sở pháp lý, có chế chính sách thúc đẩy phát triển Ngành

Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 16/6/2022 về NN, ND, NT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chiến lược phát triển Nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 được cả hệ thống chính trị và xã hội quan tâm; đây là cơ hội, điều kiện, nền tảng để thực hiện chuyển đổi nông nghiệp bền vững, trong đó chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp là tiên quyết.

II. Thách thức ngành nông nghiệp

  • Tình hình sản xuất vẫn đang nhỏ lẻ, manh mún và thiếu ổn định. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh chưa thật sự đẩy mạnh.
  • Hệ thống dữ liệu chưa liên thông ảnh hưởng đến tiến độ và khó khăn cho việc triển khai, thực hiện chương trình của Chính phủ.
  • Thách thức trong Chuỗi giá trị ngành nông nghiệp:

chuoi gia tri nganh nong nghiep

III. Căn cứ pháp lý chính Chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Quyết định số 5275/QĐ-BNN-VP ngày 31/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2022, trong đó xác định các nội dung ưu tiên:

  • Lĩnh vực Trồng trọt: Xây dựng hệ thống CSDL phục vụ cấp và quản lý mã số vùng trồng. Ban hành hướng dẫn cấp, quản lý mã số vùng trồng. Số hóa quy trình cấp để triển khai cấp mã số vùng trồng trực tuyến (online).
  • Lĩnh vực Chăn nuôi: Xây dựng CSDL về thức ăn chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi.
  • Lĩnh vực Thủy sản: Xây dựng bộ CSDL địa lý (GeoDatabase), CSDL quản lý vùng nuôi trồng thủy sản.
  • Lĩnh vực Lâm nghiệp: Xây dựng CSDL rừng ven biển, tích hợp vào Hệ thống thông tin quản lý ngành Lâm nghiệp
  • Lĩnh vực Chế biến và Phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản: Xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ điều hành cung cầu nông sản, dự báo thông tin thị trường xuất khẩu các nông sản chủ lực.
  • Lĩnh vực Quản lý Xây dựng công trình: Xây dựng CSDL các dự án đầu tư xây dựng công trình (thủy lợi) phục vụ giám sát thi công. 
  • Lĩnh vực Quản lý chất lượng, nông lâm sản và thủy sản: Xây dựng CSDL chế biến, kinh doanh, quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản.

IV. Giải pháp Chuyển đổi số ngành nông nghiệp của VDI

Giải pháp Chuyển đổi số ngành nông nghiệp của VDI là giải pháp toàn diện trong các lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp và Thủy lợi, dựa trên nền tảng dữ liệu, do đó tập trung xây dựng hệ thống dữ liệu lớn toàn ngành.

Lâm nghiệp: Hệ thống cảnh báo cháy rừng quốc gia

Nông nghiệp:

  • Các hệ thống phần mềm về quy hoạch sử dụng đất và đánh giá suy thoái đất nông nghiệp.
  • Các hệ thống về thổ nhưỡng
  • Các hệ thống về dinh dưỡng/phân bón cây trồng.
  • Các hệ thống về theo dõi giám sát sinh trưởng cây trồng (lúa, café…)  => GIS, Viễn thám
  • Các hệ thống hỗ trợ phân phối sản phẩm nông nghiệp (block chain).

Thuỷ lợi:

  • Các hệ thống về tưới tiêu, đê điều
  • Các hệ thống cảnh báo nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn (chương trình quốc gia)

V. Mục tiêu

Giải pháp Chuyển đổi số ngành nông nghiệp VDI giải quyết được các vấn đề theo Chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, giúp cơ quan quản lý ngành, người dân và doanh nghiệp kết hợp và khai thác thông tin để quản lý và ra quyết định; tăng thu nhập cho người dân, tăng doanh thu cho doanh nghiệp và tăng trưởng giá trị toàn ngành.

  • Người dân: Được sử dụng các dịch vụ nông nghiệp và tiến tới 100% làm việc không tiếp xúc với tất cả dịch vụ nông nghiệp, trên các nền tảng trực tuyến dễ dàng sử dụng. Tăng năng suất lao động và thu nhập cho người dân.
  • Quản lý ngành: Có hệ thống dữ liệu đầy đủ với đa dạng các công cụ khai thác, phân tích, hỗ trợ ra quyết định nhanh và kịp thời. Quản lý được chất lượng sản phẩm/nguyên liệu nông nghiệp. Vận hành dịch vụ nông nghiệp tự động, giảm thời gian vận hành và tăng hiệu quả hoạt động toàn ngành.
  • Doanh nghiệp: Cho phép doanh nghiệp cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng kênh bán hàng. Tăng doanh thu cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

VDI Creator

Ứng tuyển