Hoạt động sản xuất trong các doanh nghiệp đang chuyển mình dần sang công nghệ số hóa, đi theo xu hướng chuyển đổi số trên toàn thế giới. Theo đó, công nghệ vận hành OT kết hợp với nền tảng IT đang được áp dụng phổ biến và đem lại những ảnh hưởng tích cực. Cùng tìm hiểu về giải pháp tự động hóa hạ tầng IT và OT qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
1. Các khái niệm về tự động hóa hạ tầng IT và OT
OT là viết tắt của thuật ngữ Operational Technology, mô tả việc thực hiện sắp xếp công nghệ vận hành. Còn IT là thuật ngữ quen thuộc, chính là nói đến công nghệ thông tin (Information Technology).
Việc áp dụng kết hợp tự động hóa hạ tầng IT và OT hiện nay chưa được áp dụng rộng rãi. Trước đây do nhiều đặc thù về công nghệ, văn hóa hay con người đã tạo nên nhiều tiêu chuẩn khác nhau, khiến cho khu vực IT và OT vẫn duy trì 2 phần riêng biệt. Điều này dẫn đến giảm lượng dữ liệu giám sát, khó tối ưu và điều khiển các quy trình công nghiệp, dữ liệu từ OT cung cấp không chia sẻ được với khu vực IT từ đó gây mất thời gian và giảm hiệu suất lao động.
Hiện tại, sự tăng lên của các công nghệ kết nối và các sáng kiến chuyển đổi số, và đặc biệt sự xuất hiện của khái niệm IIoT (Industrial Internet of Things) đã giúp cho mối liên kết giữa IT và OT trở nên gắn bó hơn bao giờ hết. Tự động hóa hạ tầng IT và OT là một tiềm năng lớn hứa hẹn đem đến những thay đổi tích cực.
Sự kết hợp giữa IT và OT để triển khai IIoT trong sản xuất công nghiệp là cả một quá trình phức tạp, đòi hỏi một kế hoạch lâu dài. Các giải pháp này tập trung vào tích hợp các ứng dụng CNTT vào các môi trường công nghiệp như mạng Ethernet công nghiệp, bộ điều khiển logic PLC, hoặc một số vấn đề bảo mật trong nhà máy. Thuật ngữ M2M được phát triển phổ biến giúp cho tài nguyên OT ngày càng dồi dào, tạo nền tảng cho việc ứng dụng IT hữu dụng hơn.
Xem thêm: Lợi ích của việc thực hiện giải pháp tích hợp hệ thống trong doanh nghiệp
2. Cách thức hoạt động giải pháp tự động hóa hạ tầng IT và OT
Để thực hiện giải pháp tự động hóa hạ tầng IT và OT, doanh nghiệp sản xuất cần hội tụ được các quy trình công việc (ví dụ như khối sản xuất, khối vận hành và kinh doanh cần cải cách trong quy trình để có thể phù hợp với nhau, đảm bảo truyền đạt đầy đủ các dự án quan trọng), hội tụ các tập phần mềm và dữ liệu (bằng cách dùng phần mềm và dữ liệu của văn phòng để giải quyết nhu cầu về OT) và hội tụ vật lý (trang bị thêm thiết bị phần cứng, mạng cảm biến, thiết bị bổ sung IT và OT theo cách truyền thống).
Giải pháp tự động hóa hạ tầng IT và OT giúp các bộ phận chuyên môn trong doanh nghiệp kết nối, chia sẻ thông tin và tài nguyên với nhau, thực hiện tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất, giúp giảm chi phí vận hành và hỗ trợ ban lãnh đạo có thể quản lý doanh nghiệp một cách toàn diện thông qua phân tích dữ liệu hiệu quả.
3. Lợi ích khi áp dụng giải pháp tự động hóa hạ tầng IT và OT vào sản xuất
3.1. Hỗ trợ doanh nghiệp hướng sản xuất tốt hơn
Khi máy móc và các thiết bị của doanh nghiệp không được kết nối đồng bộ với cơ sở hạ tầng CNTT, tài nguyên dữ liệu thời gian thực và khả năng hoạt động của chúng sẽ bị lãng phí, không được tận dụng triệt để. Ngay khi được áp dụng kết hợp tự động hóa hạ tầng IT và OT, các thông tin và dữ liệu hữu ích sẽ được liên kết chéo, giúp đưa ra quyết định chính xác hơn và có hiệu quả cao hơn.
3.2. Giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro
Khi giải pháp tự động hóa hạ tầng IT và OT xuất hiện, gần như những rủi ro do sai lệch số liệu hay sự thiếu tập trung của con người được giảm thiếu đáng kể. Thông thường trong quá trình kiểm tra truyền thống sẽ mắc khá nhiều lỗi sai, còn với giải pháp IT-OT, dữ liệu sẽ được chia sẻ trực tiếp mà ít gây sai sót.
Ngoài ra, việc tích hợp OT vào cơ sở hạ tầng IT giúp doanh nghiệp dễ dàng truy cập khối lượng dữ liệu lớn hơn, chất lượng hơn mà không gây ảnh hưởng nhiều đến hệ thống hoạt động hiện tại, nhờ vậy mà giúp giảm rủi ro thừa thời gian chết và hụt doanh thu do việc ngừng sản xuất.
3.3. Làm việc với chi phí thấp hơn và lợi ích lớn hơn
Việc tự động hóa hạ tầng IT và OT giúp giảm thiểu chi phí đáng kể. Trên thực tế việc kết hợp OT với IT sử dụng các chức năng cấp doanh nghiệp bằng phương pháp truyền thống có thể khá tốn kém, nhưng về lâu dài thì lợi ích lớn mà không phát sinh nhiều rủi ro chi phí.
Doanh nghiệp có thể truy cập dữ liệu nhanh hơn trong thời gian thực và dễ dàng chia sẻ trên toàn tổ chức, giúp cho ban lãnh đạo ra quyết định tốt hơn, giảm thiểu các tốn kém và dễ dàng thực hiện các thao tác như bảo trì. Ngoài ra việc tối ưu hóa quá trình làm việc cũng giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3.4. Thực hiện tiêu chuẩn hóa sản xuất
Khả năng tiêu chuẩn hóa mà giải pháp tự động hóa hạ tầng IT và OT mang lại giúp cải thiện khả năng tương thích cùng với khả năng tương tác trong hệ thống. Khi công nghệ độc quyền không còn, doanh nghiệp có thể áp dụng các tiêu chuẩn mở giúp tích hợp dễ dàng hơn, mở rộng quy mô hơn mà ít gây ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể. Doanh nghiệp cũng có thể thiết kế thêm về kiến trúc nội bộ mà không bị yêu cầu trở ngại bởi các giải pháp cũ.
4. Kết luận
Với bộ giải pháp tổng thể về tự động hóa hạ tầng IT và OT, VDI tự hào hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, giúp doanh nghiệp nắm bắt mọi công nghệ mới nhất, vững bước trên con đường chuyển đổi, đặc biệt trong lĩnh vực hội tụ OT và IT.
Xem thêm: Tìm hiểu về IIoT – Tầm quan trọng của IIoT trong sản xuất hiện đại
- VDI gặp gỡ và trao đổi cùng nhà phân phối Netmark - Tháng Tám 2, 2024
- VDI nhận giải The Best Performance Solution Provider of the Year FY24 của Dell Technologies - Tháng Bảy 19, 2024
- VDI tổ chức đào tạo cho khách hàng Viettel Networks - Tháng Bảy 4, 2024