Quyết định số 1671/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ ngày 30/11/2018:
1. Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thôngtin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018-2020,định hướng đến năm 2025”.
2. Đề án triển khai Chương trình hành động củaChính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TWBộ Chính trị ngày 16/01/2017.
2. Thực trạng chuyển đổi số ngành du lịch
Trong thời gian qua, ngành Du lịch đã tập trung triển khai các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số, từng bước hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc thực hiện còn manh mún, thiếu đồng bộ nên chưa có sự liên kết dữ liệu để tạo thuận lợi trong khai thác, sử dụng.
Hầu hết các địa phương, doanh nghiệp du lịch đều đã có ý thức chuyển đổi số và nỗ lực chuyển đổi số du lịch, song do chưa có hệ thống tiêu chuẩn nên mỗi nơi có hướng đầu tư, cách làm riêng. Dẫn đến:
– Cơ sở dữ liệu không được kết nối để đồng nhất.
– Quá trình quản lý, kiểm soát dữ liệu ngành để đưa ra những nhận định, đánh giá, giải pháp cũng gặp nhiều khó khăn.
– Phần lớn đội ngũ nhân lực du lịch vẫn quen cách làm truyền thống nên gặp nhiều lúng túng khi áp dụng công nghệ trong hoạt động du lịch.
3. Xu hướng chuyển đổi số ngành du lịch
Các xu hướng trong chuyển đổi số đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa, trải nghiệm sâu, đặt ra yêu cầu số hóa hệ thống dữ liệu lớn về điểm đến và sản phẩm du lịch và các cơ sở cung ứng dịch vụ theo chuỗi giá trị. 4 xu hướng trên được cụ thể hóa bằng những hoạt động triển khai tại doanh nghiệp như:
1. Ứng dụng di động thông minh
2. Trí tuệ nhân tạo và Chatbot
3. Kết nối Internet of Things
4. Đánh giá và xếp hạng trên nền tảng MXH
5. Du lịch thực tế ảo
Để làm được điều này, cần thiết phải số hóa các cơ sở dịch vụ, quá trình tiêu dùng, kết nối nhiều nhà cung ứng dịch vụ tại nhiều thời điểm khác nhau.
4. Giải pháp chuyển đổi số ngành du lịch của VDI
AI, GDSP, Big Data là các công nghệ lõi ứng dụng phát triển giải pháp chuyển đổi số ngành du lịch.
4.1. Giải pháp kho dữ liệu tập trung
– Xây dựng kho Data warehouse
– Tích hợp dữ liệu
– Mô hình dữ liệu
– Các công cụ báo cáo phân tích
4.2. Giải pháp GIS
Giải pháp GIS trong du lịch giúp khách hàng hay các nhà lữ hành dễ dàng thu thập được thông tin, góp phần quảng bá cũng như hỗ trợ việc tìm kiếm nhanh chóng hơn. Cụ thể:
– GIS thực hiện phân tích, tái tạo dữ liệu:
Ứng dụng nổi bật nhất mà GIS mang lại cho ngành du lịch là ghi lại, lưu trữ, phân tích, tái tạo hệ thống cơ sở dữ liệu về các địa danh du lịch. Đây là một trong những yếu tố cần thiết để chuyển đổi số ngành du lịch thành công.
Hơn nữa khi khách du lịch muốn tìm kiếm một địa điểm du lịch, ứng dụng GIS cũng nhanh chóng cung cấp thông tin khách tìm vì hệ thống là một chuỗi gồm các giá trị, thông tin, dữ liệu được liên kết, tổng hợp lại với nhau.
– GIS cung cấp cơ sở dữ liệu, vị trí chỗ ở:
Một điểm không thể không nhắc tới ứng dụng GIS đó là cung cấp cơ sở dữ liệu, thể hiện các thông tin về giao thông, vị trí và chỗ ở cho khách hàng. Điều này giúp khách hàng hình dung ra được địa điểm mình sắp đặt chân tới để chuẩn bị cho chuyến đi tốt nhất.
– GIS giúp khách hàng nâng cao trải nghiệm trong du lịch:
Nếu là trước đây bạn chỉ có thể xem địa điểm du lịch thông qua sách, báo, tivi ở mức độ tổng quát thì giờ đây giải pháp GIS sẽ giúp bạn có những trải nghiệm thiết thực nhất. Tất cả các thông tin về địa điểm bạn muốn đến sẽ được cập nhật chính xác và nhanh nhất.
4.3. Giải pháp số hóa điểm đến
– Công nghệ 3D scanning, 3D hiện vật sử dụng để tăng trải nghiệm cho người dùng.
– Công nghệ Video 360 diễn tả chân thực mọi hoạt động xung quanh, không giới hạn góc nhìn.
– Thuyết minh tự động: Thuyết minh bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau kết hợp giữa thuyết minh tổng quan và chi tiết, du khách có thể sử dụng cùng quét mã QR covde để xem chi tiết thông tin hiện vật và các không gian trưng bày.
– Số hóa nội dung: Mọi thông tin đều được thu thập và xử lý số hóa, phân loại thành các định dạng khác nhau, thể hiện bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
– Thanh toán online: Nền tảng thanh toán trực tuyến, qua nhiều tài khoản, quét mã QR code, thanh toán qua hệ thống thẻ của toàn bộ các ngân hàng. giúp tối ưu việc sử dụng và trải nghiệm của du khách, đem lại giá trị và doanh thu thường xuyên cho các đơn vị khai thác.
4.4. Giải pháp phần mềm nghiệp vụ chuyên ngành
Mỗi ngành nghề sẽ có những phần mềm nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau và phải đáp ứng đủ những yêu cầu của ngành nghề đó. Hiện nay có rất nhiều phầm mềm được tạo ra để đáp ứng cho nhu cầu quản lý, tìm kiếm ngành du lịch. Điểm đầu tiên khi lựa chọn một phần mềm cho ngành nghề du lịch – lữ hành thì nó phải đảm bảo phần mềm này có thể phục vụ đầy đủ các nghiệp vụ liên quan đến quản lý tour, quản lý khách hàng, lịch trình, kế hoạch tài chính…. Vì nhu cầu về các phần mềm quản lý ngành du lịch để phục vụ cho chuyển đổi số nên VDI đã có những bước triển khai để chuẩn bị cho các sản phẩm chuyên ngành hữu ích.
5. Giải pháp phát triển ứng dụng du lịch thông minh
Phát triển ứng dụng dùng cho cơ quan quản lý, cho người dân và doanh nghiệp. Platform thân thiện, dễ sử dụng, dễ dàng tìm kiếm, tương tác trực tiếp đa chiều…và đặc biệt, tính tùy biến linh hoạt cực kỳ cao.