Xây dựng kho dữ liệu – Chìa khóa vàng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển thời đại 4.0 - VDigital
V D I

Xây dựng kho dữ liệu – Chìa khóa vàng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển thời đại 4.0

Nhu cầu về lưu trữ, phân loại dữ liệu ở các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng lớn. Đây là những thông tin rất quan trọng cần được thu thập về một mối để phục vụ tốt hơn hoạt động của doanh nghiệp. Và câu hỏi cấp thiết đặt ra là làm sao để những thông tin đó phát huy hết công dụng thì kho dữ liệu chính là câu trả lời.

Vây kho dữ liệu là gì? Chúng có tầm quan trọng như thế nào đối với các doanh nghiệp? Quý độc giả hãy cùng VDI tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về kho dữ liệu

1. Kho dữ liệu là gì?

Kho dữ liệu (Data warehouse) là một hệ thống được thiết lập nhằm mục đích thu thập, lưu trữ, quản lý dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau có liên quan bằng việc kết hợp các công nghệ. Với mục tiêu phân tích dữ liệu để các nhà quản trị có cơ sở đưa ra các quyết định chính xác hơn.

Mục đích chính của kho dữ liệu là hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp bằng việc data warehouse lưu trữ một lượng dữ liệu khổng lồ từ đó cho ra những phân tích dựa trên cơ sở thông tin thu thập được.

Kho dữ liệu là gì?

2. Tầm quan trọng của việc xây dựng kho dữ liệu

Lợi thế về cạnh tranh được nâng cao từ những dữ liệu được lưu trữ và phân tích. Các nhà quản trị có thể thấy được những yếu điểm, hạn chế cũng như những điểm mạnh từ đây họ có thể tìm ra những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế còn tồn tại, phát huy điểm mạnh để sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường được nâng lên.

– Việc tìm kiếm dữ liệu sẽ nhanh hơn nhờ những công cụ quản lý của kho dữ liệu. Điều này nhằm đảm bảo những thông tin đã được thu thập, phân tích sẽ được quản lý chặt chẽ từ đó việc tìm kiếm dữ liệu sẽ dễ dàng hơn.

– Năng suất công việc của nhân sự được tăng cao nhờ đặc điểm phân tích và truy vấn dữ liệu chính xác đem lại kết quả khả quan.  

– Giảm thời gian xử lý dữ liệu: nếu như trước đây, nhân sự phải tìm kiếm cũng như phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, thì bây giờ họ có thể sử dụng dữ liệu ngay trong kho dữ liệu để đảm bảo thông tin chính xác và có hệ thống.

Tầm quan trọng của kho dữ liệu

3. Các bước xây dựng kho dữ liệu Data warehouse

B1: Xác định nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.

B2: Lập kế hoạch cụ thể xác định quy mô và các yêu cầu bắt buộc, nguồn dữ liệu, công nghệ,… của dự án kho dữ liệu sắp triển khai.

B3: Xây dựng và thiết kế kiến trúc data warehouse bao gồm: quy trình động bộ, xử lý dữ liệu, bảng dữ liệu,….

B4: Chuẩn hóa những dữ liệu đã được thu thập.

B5: Xây dựng Extract, Load và Transform.

B6: Xây dựng và phát triển các ứng dụng phân tích dữ liệu.

B7: Bảo trì kho dữ liệu.

Các bước xây dựng kho dữ liệu

4. Kết luận

Hy vọng với những thông tin đã cung cấp trong bài đã giúp bạn có thêm hiểu biết về kho dữ liệu cũng như tầm quan trọng của chúng đối với các doanh nghiệp, tổ chức.  

VDI tự tin là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp giải pháp “kho dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây” uy tín, chất lượng với giá cả hợp lý. Tuy mới chỉ ra mắt trong thời gian ngắn những giải pháp đã nhận được sự quan tâm đặc biệt cũng như được đánh giá cao từ các tổ chức, doanh nghiệp.

5. Các câu hỏi thường gặp

Câu 1: Ứng dụng của kho dữ liệu trong ngành ngân hàng được thể hiện như thế nào?

Trong ngành ngân hàng, mỗi ngày lượng dữ liệu cần cập nhật là rất lớn, chúng có thể đến từ việc lưu trữ thông tin tiền gửi, tiền rút ở các cây ATM, các bản sao kê,…

Các ngân hàng thường có số lượng chi nhánh tương đối lớn, dữ liệu nhiều. Nếu tính tổng lượng thông tin trong một ngày trên toàn hệ thống thì sẽ là một con số khổng lồ. Nếu lưu trữ dữ liệu theo cách truyền thống thì tốn rất nhiều thời gian mà không mang tính hệ thống.

Câu 2: Các loại kho dữ liệu hiện nay

– Kho dữ liệu vận hành hoạt động (Operational Data Store – ODS): Kho dữ liệu này thường được sử dụng nhằm mục đích lưu trữ những dữ liệu dùng cho hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp như: hồ sơ của nhân sự hàng ngày.

– Kho dữ liệu doanh nghiệp (Enterprise Data Warehouse – EDW): Kho dữ liệu này có chức năng hỗ trợ cho việc ra quyết định trên toàn doanh nghiệp cũng như phân loại dữ liệu theo từng danh mục và cấp quyền truy cập cho các bộ phận, phòng ban có liên quan từ đó giúp cho việc tiếp cận dữ liệu một cách dễ dàng hơn. 

– Data Mart: Kho dữ liệu này thường hướng tới mục đích cụ thể hay chủ đề dữ liệu chính được phân phối để duy trì một bộ phận hay đơn vị cụ thể.

VDI Creator

Cùng chuyên mục

Yêu cầu tư vấn

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin để được hỗ trợ nhanh nhất

Ứng tuyển